1. Định hướng đầu tư Việt Nam
2.2.2. Nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng
Cơ chế giám sát cộng đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng của các bộ ngành, địa phương và các DNNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định số 80/2005/QĐ-TTG ngày 18/04/2005, Quy chế giám sát cộng đồng ra đời, một mặt chính thức công bố về mặt luật pháp là cho cộng đồng có quyền làm, mặt khác là đưa người giám sát vào một hệ thống có tổ chức để thực hiện quyền phản ánh của mình, tiếp cận với hệ thống quản lý Nhà nước về đầu tư. Qua giám sát, cộng đồng có thể phát hiện và báo cho cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến lợi ích của mình; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án, từ đó góp phần làm giảm thiểu các hành vi gian lận, sai trái của các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đây là một chủ trương đúng đắn của nhà nước khi để nhân dân cùng làm, cùng tham gia, nâng cao tính dân chủ, tuy nhiên thực hiện được chủ trương này không phải dễ.
Đầu tiên, muốn nhân dân tham gia thì nhân dân cần phải biết sẽ tham gia vào cái gì. Điều này đòi hỏi tính công khai minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân. Một dự án sắp được tiến hành, người dân cần được biết dự án đó làm về gì, do cơ quan nào đứng ra quản lý, nguồn vốn là bao nhiêu, sử dụng đất đai như thế nào, từ đó người dân mới có được cái nhìn đúng đắn để tham gia giám sát.
Thứ hai, cần thiết phải có 1 cơ quan đứng ra thu thập ý kiến của người dân và bảo đảm ý kiến đó được phản ánh với các cấp có thẩm quyền. Cơ quan này có thể là UBND cấp xã/phường, có thể là UBND cấp tỉnh/thành phố hay cũng có thể là một tổ chức có uy tín đứng ra. Cơ quan này cũng phải bảo đảm sẽ giải quyết sự việc đến nơi đến chốn đồng thời cập nhật thông tin thường xuyên cho người dân để họ nắm được tiến trình giải quyết cũng như thông báo công khai khi có kết quả. Để khuyến khích tinh thần tham gia giám sát cộng đồng của người dân thì cần có chế độ thưởng phạt công minh. Người dân phán ánh đúng, chính xác thì cần có mức thưởng xứng đáng cũng như doanh nghiệp/chủ đầu tư vi phạm bị phản ánh cũng phải có mức phạt phù hợp để người dân thấy mình đang thực sự tham gia vào công việc chung đồng thời cũng giúp giảm tình trạng thất thoát, lãng phí hay những hiện tượng tiêu cực trong đầu tư.
2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
Khi dự án đầu tư hoàn thành cần nhanh chóng hoàn thiện đưa vào hoạt động, quản lý chặt chẽ và tối ưu hóa quá trình vận hành . Vận dụng tối đa công suất sử dụng để nhanh chóng thu hồi vốn và tránh các hao phí.
Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án trong tương lai, dự báo lượng cung tương ứng trong từng năm và toàn bộ dự án để có những phương pháp quản lý và dự báo ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Để đạt được điều này cần nâng cao hiệu quả nghiên cứu các giải pháp khoa học. Các doanh nghiệp Nhà Nước đóng một vai trò
rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu triển khai này vì hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư lớn không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thực hiện .
Độ trễ trong thời gian đầu tư cần được quan tâm đúng mức. Cần đưa ra những phương thức quản lý nhằm đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò giám sát của cơ quan quản lý hoạt động đầu tư và cần có sự thống nhất với các chỉ số kinh tế, kỹ thuật của dự án .
2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng
Trước khi dự án được thực hiện , cần nghiên cứu thật kĩ các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội tại nhiều nơi dự án có thể thực hiện rồi chọn ra nơi có điều kiện tốt nhất . Làm tốt giai đoạn này là đóng góp một phần lớn vào hiệu quả của dự án sau này .
Các yếu tố và căn cứ cụ thể để nghiên cứu:
• Địa điểm cần gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm
• Có hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc đầy đủ
• Dịch vụ công công và khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng
• Vấn đề bất động sản, khả năng san lấp và giải phóng mặt bằng
• Thị trường lao động lớn và chất lượng
• Sự hợp tác của chính quyền địa phương
Dựa vào những chỉ tiêu đánh giá trên, các nhà đầu tư sẽ có được địa điểm xây dựng dự án hợp lý nhất .
2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao