2. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư
2.1.1. Tình hình tạo vốn và huy động vốn
Các kênh tạo vốn từ nhà nước như ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển không ngừng gia tăng qua thời gian theo sự gia tăng nói chung của nền kinh tế, lượng vốn này chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. 70% còn lại chúng ta dựa vào huy động trong dân cư, doanh nghiệp, thu hút vốn nước ngoài. Tuy nhiên, những kênh huy động vốn như vậy không ổn định và phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới.
Thống kê hàng năm của bộ tài chính (đơn vị: tỷ dồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Vốn ngân sách nhà nước 86.400 97.000 98.130 161.000 Vốn tín dụng đầu tư 34.900 40.300 45.000 50.000 Vốn của DNNN 61.600 60.000 65.000 60.000 Vốn tư nhân 133.900 168.300 180.000 220.500 Vốn FDI 65.800 129.300 189.900 180.892 Vốn huy động khác 16.500 17.000 44.600 49.200
Giải ngân nguồn vốn đầu tư trong năm 2009 chia thành hai thái cực rõ rệt: đạt thấp, hoặc là tăng cao so với kế hoạch đặt ra.
Các nguồn vốn giải ngân vượt kế hoạch:
• Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước tăng gần 63% so với năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
• Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nên một số kênh huy động vốn chưa đạt mục tiêu đề ra:
• Nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ đạt 80,4% kế hoạch giao.
• Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 75,9% kế hoạch, giảm 7,7% so với thực hiện năm 2008, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
• Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân đạt 93,8% kế hoạch, tăng 22,5% so với thực hiện năm 2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội • Vốn FDI đạt khoảng 82% kế hoạch, giảm 22% so với thực hiện năm 2008,
chiếm 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Về thu hút vốn ODA, năm 2009 tổng vốn ODA ký kết đạt 5,456 tỷ USD, tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD.