Các thành phần của mạng báo hiệu

Một phần của tài liệu Thiết kế mô phỏng báo hiệu số 7 trong mạng GSM (Trang 48)

. CHƯƠNG II: CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VÀ KẾ HOẠCH THIẾT KẾ

2.2. Các thành phần của mạng báo hiệu

- Điểm báo hiệu (Signalling point - SP).

SP là một nút trong mạng báo hiệu số 7, Nó có cả MTP và một hoặc nhiều phần của người sử dụng được thực hiện. Một tổng đài nội hạt thực hiện hệ thống báo hiệu số 7 là một ví dụ của điểm báo hiệu.

- Điểm chuyển báo hiệu (Signalling Transfer point - STP).

STP là một nút trong báo hiệu số 7, nó chuyển giao tin báo thu được tới các điểm báo hiệu khác. Nó chỉ sử dụng các chức năng của MTP (đôi khi cũng là chức năng của SCCP). Tổng đài quá giang nó có thể là một ví dụ về tổng đài có khả năng của điểm chuyển giao báo hiệu kết hợp.

Chú ý: Một tổng dài vừa có thể là SP vừa có thể là STP.

- Liên kết báo hiệu (Signalling link - còn gọi là kênh báo hiệu hay là đường báo hiệu).

Một kênh liên kết báo hiệu gồm hai thiết bị đầu cuối báo hiệu nối với nhau bằng một vài loại môi trường truyền dẫn (như khe thời gian ở hệ thống PCM).

- Thiết lập liên kết (Signalling link set - còn gọi là bộ kênh báo hiệu hay bộ đường báo hiệu).

Một thiết lập liên kết báo hiệu gồm một hay nhiều liên kết báo hiệu (giới hạn là 16 liên kết song song).

- Cặp STP.

Để nâng cao độ tin cậy của các STP, thì các SP thường làm việc cùng nhau thành từng cặp. Thường thì lưu lượng báo hiệu được chia giữa hai STP trên cùng một tải chung. Trong trường hợp sự cố ở một STP thì các STP khác phải có khả năng xử lý tất cả các lưu lượng báo hiệu ở trog STP có sự cố.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô phỏng báo hiệu số 7 trong mạng GSM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w