3.1.1. Quan điểm phát triển:
Quán triệt tư tưởng cũng như đường lối của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh Nam Định, huyện Xuân Trường đã đưa ra hệ thống quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong vòng 10 năm tới là:
- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước, của tỉnh Nam Định với trọng tâm là phát triển toàn diện các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Quá trình này phải gắn liền với việc phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ - du lịch.
- Quan điểm thứ hai mà huyện đưa ra là tận dụng tối đa và toàn diện các nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực cũng như lợi thế so sánh của huyện. Trước hết là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại và mở rộng. Thứ hai, tiến hành khai thác có hiệu quả nhưng cũng ra sức giữ gìn và phát huy các nguồn lực tự nhiên, phát triển nền kinh tế theo hướng hình thành các sản phẩm mũi nhọn để tận dụng lợi thế so sánh của huyện.
- Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực từ trên xuống, huyện đặt ra mục tiêu là tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, chú trọng hoàn thiện cơ sở và kết cấu hạ tầng, xây dựng và phát triển nhanh thị trấn Xuân Trường và một số thị tứ khác trong huyện làm chức năng đô thị hạt nhân cho
phát triển kinh tế - xã hội huyện và làm vệ tinh thu hút công nghiệp về Xuân Trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, trọng tâm là tăng dần tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông thuỷ sản, phát triển các ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Đặc biệt là lấy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làm khâu đột phá để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Tiếp tục phát huy mô hình khu cụm công nghiệp chế biến - dịch vụ tập trung, đa ngành.
- Tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, phát triển nền sản xuất kinh doanh để tạo thêm nhiều việc làm. Từ đó tạo tiền đề để tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- Đặc biệt chú trọng tới chất lượng của tăng trưởng: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng với phát triển văn hóa xã hội – môi trường, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, quá trình xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; phát triển bền vững, đảm bào hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; việc phát triển kinh tế phải gắn liền với giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh Nam Định Định
* Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
- Trong giai đoạn tới, Việt Nam đề ra mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng của tăng trưởng, nghĩa là đảm bảo tính hiệu quả cũng như tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển như hiện nay.
- Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân. - Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng vững chắc thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
- Bảo vệ, giữ gìn ổn định trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an ninh độc lập quốc gia.
- Giữ vững, củng cố và phát triển các mối quan hệ ngoại giao nhằm mục đích nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và phát triển kinh tế.
(Theo:Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010)
* Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
Mục tiêu tổng quát:
“Hướng nền kinh tế của Nam Định đạt mức phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế cân đối, đời sống văn hoá, kinh tế của người dân được nâng lên. Phấn đấu đưa tỉnh Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng.”
(Trích: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến 2020)
Mục tiêu cụ thể:
- Về phát triển kinh tế, tỉnh Nam Định đưa ra các mục tiêu sau:
+ Mục tiêu về tốc độ tăng GDP: tỉnh đưa ra mục tiêu hướng tới tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 12%/năm, giai đoạn 2011- 2015 là 13%, 2016-2020 là 12,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12,5 triệu đồng năm 2010, năm 2015 là 26 triệu đồng và năm 2020 là 50 triệu đồng.
+ Mục tiêu thứ hai tỉnh đưa ra là về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng hợp lý của cả nước, đến năm 2010 giảm tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp còn khoảng 25%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39% và tỷ trọng khu vực dịch vụ là khoảng 36%. Các con số này đến năm 2015 lần lượt là 19%, 44% và 37%.
+ Tỉnh đặt ra mục tiêu là giá trị xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm giai đoạn 2006-2010 và đạt 18%/năm giai đoạn 2016-2020.
+ Đối với vấn đề tài chính, mục tiêu mà Nam Định hướng tới là tăng thu ngân sách đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ thu - chi của tỉnh, từng bước đạt tới sự cân bằng về thu - chi. Tỉnh cũng đề ra hướn phấn đấu đưa tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17%/năm giai đoạn 2006-2010, trên 16%/năm giai đoạn 2015 và trên 15% giai đoạn 2016-2020.
- Về phát triển xã hội: Tỉnh Nam Định đã đề ra các tiêu chuẩn thực hiện sau:
+ Liên tục giảm tỷ lệ tăng dân số bình quân các thời kỳ, phấn đấu tỷ tăng dân số bình quân là 0,95%/năm, đây là tỷ lệ của giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tăng
dân số ở giai đoạn 2011-2015 mà toàn tỉnh hướng tới là 0,92%, và mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là 0,9%.
+ Trong ngành giáo dục đào tạo nhân lực: phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.
+ Về mặt y tế: tỉnh đưa ra mục tiêu hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15% năm 2010. Cũng đến năm này, bình quân 10.000 dân có 16 giường bệnh, 6,5 bác sỹ, và đến năm 2015 bình quân 10.000 dân có 18-20 giường bệnh và 8 bác sỹ.
+ Mục tiêu của quá trình giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực: Giải quyết được khoảng 45 nghìn lao động mỗi giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2010 – 2015. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 4% vào năm 2010 và ổn định vào mức 3- 4% trong những năm tiếp theo. Nâng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2010 lên trên 85% và năm 2015 lên trên 90%. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nâng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp –xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao đọng trong nông nghiệp trên tổng số lao đọng xuống còn khoảng 65% năm 2010, và tỷ lệ này là khoảng 45% năm 2015. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50%, năm 2020 trên 75% lao động đã qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng cầu thị trường về nguồn lao động kỹ thuật cao.
+ Nâng cao tỷ lệ đô thị hoá, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ đô thị hoá đạt 22,8% và đến năm 2020 đạt khoảng 42%.
+ Đối với chương trình xoá đói giảm nghèo: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 6% vào năm 2010, nâng cao đời sống cho người dân.
- Về vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh đời sống nhân dân:
+ Tỉnh đề ra mục tiêu là đến năm 2010 có 100% dân số đô thị và 75 – 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đến năm 2015 thì 100% dân sô nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
+ Đến năm 2010, 100% các cơ sỏ sản xuất mới áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo xử lý chất thải và 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định. Và đến năm 2015, về cơ bản là hầu hết các cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn quy định về môi trường.
+ Về việc gom và xử lý rác thảiđúng phương pháp: đến năm 2010 trên 80% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải nguy hai và 100% chất thải rắn y tế, các chỉ tiêu này vào năm 2015 lần lượt là 95%, 90% và 100%.
+ Về hệ thống xử lý nước thải: đến 2010, 40% các khu đô thị mới và 70% các khu công nghiệp có hệ thống nước thải tập trung, đến năm 2020 thì có 100% các khu đô thị, khi công nghiệp có hệ thống này.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường
* Mục tiêu phát triển nông nghiệp – nông thôn
Nông nghiệp được hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ – bảo vệ môi trường sinh thái, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
- Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh phù hợp với điều kiện của từng khu vực trong huyện, nâng cao năng suất trên 1 ha canh tác, tạo ra giá trị lớn hơn cho sản xuất nông nghiệp.
- Có mối quan tâm thích đáng với vấn đề an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, đảm bảo tăng hệ số quay vòng của đất canh tác.
- Phát huy thế mạnh về nông nghiệp - thuỷ sản của địa phương thông qua các dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng công nghệ mới cho những ngành những sản phẩm có thế mạnh, có thị trường tiêu thụ, đem lại giá trị kinh tế cao.
* Mục tiêu phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Tập trung khai thác một cách có hiệu quả và tích cực năng lực sản xuất công nghiệp hiện có, đồng thời cũng đẩy mạnh phát triển thêm một số ngành nghề mới, duy trì củng cố các làng nghề truyền thống.
- Phát triển nền công nghiệp đa dạng và phong phú với các ngành như: cơ khí sữa chữa, công nghiệp dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm,… Trong đó ưu tiên phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp. Đây là mục tiêu phát triển công nghiệp tạo tiền đề và gắn liền với phát triển nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng của nông, lâm, ngư nghiệp
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, giàu tính cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc thực hiện dự án cụm công nghiệp nông thôn (Xuân Bắc, Xuân Tiến) nhằm thu hút các cơ sở sản xuất kinh doanh và thu hút nguồn lao động tại chỗ, giải quyết vấn đề việc làm cho địa bàn huyện.
Nhiệm vụ đặt ra cho ngành công nghiệp của huyện là trong những năm tới cần phải tăng trưởng với tốc độ nhanh, cơ cấu cũng cần được điều chỉnh hợp lý hơn, gắn liện với điều kiện thực tế tại địa phương, phù hợp với quy mô các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc. Chỉ tiêu đặt ra là tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp thời kỳ 2006-2010 là khoảng 17%/năm, thời kỳ 2010 – 2015 khoảng 20%/năm.
- Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu trong huyện:
+ Ngành cơ khí sửa chữa: Huyện đặt ra mục tiêu là xúc tiến hoàn chỉnh cụm công nghiệp cơ khí ở xã Xuân Tiến, khuyến khích các hộ có điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, đồng thời khuyến khích sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ, đang là nhu cầu lớn tại địa phương.
+ Ngành công nghiệp dệt may: Trước hết, huyện đạt ra mục tiêu khôi phục và phát triển lại công nghệ ươm tơ kéo kén dệt lụa bằng hệ thống máy dệt mini tại các xã có vùng trồng dâu tập trung và có nghề nuôi tăm kéo kén truyền thống, hình thành tại khu vực xã Xuân Hồng một trung tâm sản xuất, chuyển giao công nghệ giống tằm. Tiếp tục duy trì các làng nghề dệt truyền thống Hành Thiện, mở rộng quy mô chế biến các mặt hàng từ cói. Đặc biệt là tạo điều kiện để xí nghiệp may công nghiệp tại trung tâm sớm đi vào hoạt động.
+ Ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống: Xúc tiến hình thành mô hình cụm công nghiệp, chế biến lúa gạo ở khu vực xã Xuân Đài; tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm của công ty chế biến sản phẩm xuất khẩu tại xã Xuân Vinh dự kiến năm 2010 sản lượng đạt 700 tấn. Ngoài ra, mục tiêu của tỉnh còn hướng tới đầu tư mở rộng mạt hàng bia, nước giải khát có ga, phấn đâu đến năm 2015 đạt trên 10 triệu lít/năm. Ngoài ra, huyện còn dự định nghiên cứu, đầu tư, thành lập một cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc.
* Mục tiêu phát triển thương mại – du lịch
- Phát triển mạnh mẽ thương mại đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt, huyện đề ra quan điểm cần chú trọng vào hoạt động tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện. Nâng cao chất lượng, mẫu mã, sức cạnh tranh của các sản phẩm của huyện.
- Tận dụng lợi thế tài nguyên du lịch của mình, mục tiêu của huyện là kết hợp du lịch với tham quan các di tích lịch sử văn hóa như khu du tích Cố tổng bí thư Trường Chinh, khu di tích chùa Keo, khu tôn giáo Bùi Chu – Phú Nhai; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch một cách đồng bộ và hợp lý.
- Đẩy nhanh việc xây dựng thị trấn huyện Xuân Trường tiếp tục nâng cấp và củng cố cơ sở hạ tầng các trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ và chợ nông thôn của các xã. Hình thành một số thị tứ làm trung tâm kinh tế văn hoá của cả vùng.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là thúc đẩy các ngành kinh tế thành phần tăng trưởng. Vì vậy cần có các giải pháp kịp thời để thực hiện các mục tiêu đề ra trong các ngành kinh tế của huyện.
3.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường3.2.1. Thúc đẩy thu hút và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả 3.2.1. Thúc đẩy thu hút và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả
Có thể khẳng định vốn đầu tư là yếu tố cơ bản quan trọng nhất để thực hiện các dự án kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của