Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 60)

2.2.1. Kết quả đạt được

Như vậy, trong giai đoạn 2005 – 2008, với những cố gắng phấn đấu của mình, nền kinh tế huyện Xuân Trường đã đạt được những thành tựu sau đây:

- Nâng cao được vị trí, vai trò của kinh tế huyện Xuân Trường trong tổng thể nền kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Kinh tế của huyện chiếm một tỷ trọng lớn về GDP chung cũng như GDP các ngành kinh tế, đóng góp lớn vào thu ngân sách của tỉnh.

- Kinh tế của huyện giai đoạn 2005 – 2008 có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, nâng mức thu nhập bình

quân đầu người của người dân trong huyện lên cao hơn, đời sống của người dân cũng được cải thiện rõ ràng.

- Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo chiều hưởng tiến bộ, tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ dần tăng lên trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế đa ngành, đa thành phần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả hơn trước tạo ra những tiền đề quan trọng cho phát triển trong những năm tiếp theo.

2.2.2. Vấn đề tồn tại

Từ quá trình nhận xét và phân tích về thực trạng tăng trưởng kinh tế của huyện Xuân Trường, ta thấy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện còn tồn tại những vấn đề sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của huyện được đánh giá là khá tuy nhiên thu nhập bình quân trên đầu người chưa cao, huyện Xuân Trường vẫn nằm trong số các địa phương có thu nhập thấp trên toàn tỉnh và toàn quốc.

Thứ hai, thu nhập thấp khiến cho thị trường trong và ngoài huyện chưa thực sự phát triển làm sút giảm tổng cầu, gây khó khăn cho tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế.

Thứ ba, các ngành kinh tế của huyện hiện có sự tăng trưởng khả quan, tuy nhiên sức cạnh tranh còn chưa cao, sản phẩm thiếu tính đa dạng, phong phú.

Thứ tư, giai đoạn vừa qua nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng: tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong

GDP, cơ cấu thuần nông cũng như tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp còn cao.

|Thứ năm, chất lượng tăng trưởng chưa cao, tăng trưởng cũng chưa thật sự ổn định, tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển xã hội vốn là mục tiêu cuối cùng cần phải đạt tới của sự nghiệp phát triển kinh tế.

2.2.3. Nguyên nhân

- Trước hết, ta thấy đây là một huyện đông dân số so với mức yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Việc dân số đông có thể đem đến những tác động sau đối với nền kinh tế của huyện: Diện tích đất canh tác trên đầu người không cao ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch nên việc thu nhập của người lao động thấp là điều tất yếu. Mặt khác, dân số đông nên dù GDP cao nhưng mức thu nhập bình quân thấp, mức thu nhập bình quân thấp là nhân tố đầu tiên để xác định mức sống của người dân còn ở mức khó khăn.

- Bên cạnh đó, như chúng ta đã nhận thấy đời sống của một bộ phận dân số trong huyện vẫn còn còn thấp, nhu cầu chưa phát triển, sức mua của một bộ phận dân cư còn thấp nên thị trường trong huyện còn hạn hẹp, chưa đủ kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

- Và đặc biệt, hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường bên ngoài huyện chưa được quan tâm đúng mức nên thị trường bên ngoài huyện cũng chưa phong phú và rộng rãi.

- Công tác tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa còn khá hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức trên địa bàn huyện.

- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất chưa hiện đại, đồng bộ, nhiều công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng không tốt đến vai trò của cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương chưa thật sự đảm bảo nhu cầu của thị trường lao động, từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết việc làm ở khu vực huyện, tạo ra một tỷ lệ lao động chưa có việc làm khá lớn, là một trở ngại không nhỏ cho quá trình tăng trưởng và phát triển của huyện.

- Hệ thống doanh nghiệp trong và ngoài nước của huyện chưa phong phú, số lượng còn ít, chưa tạo ra động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa thực hiện được vai trò là một nguồn tốt để giải quyết việc làm, từ đó làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

- Công tác quản lý ở địa phương chưa được thực hiện thật sự chặt chẽ, cán bộ nơi đây ít kinh nghiệm trong quản lý kinh tế.

Như vậy nền kinh tế huyện Xuân Trường rất cần có giải pháp, phương hướng thích hợp và kịp thời để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015

3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội3.1.1. Quan điểm phát triển: 3.1.1. Quan điểm phát triển:

Quán triệt tư tưởng cũng như đường lối của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh Nam Định, huyện Xuân Trường đã đưa ra hệ thống quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong vòng 10 năm tới là:

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước, của tỉnh Nam Định với trọng tâm là phát triển toàn diện các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Quá trình này phải gắn liền với việc phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ - du lịch.

- Quan điểm thứ hai mà huyện đưa ra là tận dụng tối đa và toàn diện các nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực cũng như lợi thế so sánh của huyện. Trước hết là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại và mở rộng. Thứ hai, tiến hành khai thác có hiệu quả nhưng cũng ra sức giữ gìn và phát huy các nguồn lực tự nhiên, phát triển nền kinh tế theo hướng hình thành các sản phẩm mũi nhọn để tận dụng lợi thế so sánh của huyện.

- Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực từ trên xuống, huyện đặt ra mục tiêu là tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, chú trọng hoàn thiện cơ sở và kết cấu hạ tầng, xây dựng và phát triển nhanh thị trấn Xuân Trường và một số thị tứ khác trong huyện làm chức năng đô thị hạt nhân cho

phát triển kinh tế - xã hội huyện và làm vệ tinh thu hút công nghiệp về Xuân Trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ.

- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, trọng tâm là tăng dần tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông thuỷ sản, phát triển các ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Đặc biệt là lấy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làm khâu đột phá để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Tiếp tục phát huy mô hình khu cụm công nghiệp chế biến - dịch vụ tập trung, đa ngành.

- Tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, phát triển nền sản xuất kinh doanh để tạo thêm nhiều việc làm. Từ đó tạo tiền đề để tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

- Đặc biệt chú trọng tới chất lượng của tăng trưởng: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng với phát triển văn hóa xã hội – môi trường, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, quá trình xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; phát triển bền vững, đảm bào hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; việc phát triển kinh tế phải gắn liền với giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh Nam Định Định

* Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

- Trong giai đoạn tới, Việt Nam đề ra mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng của tăng trưởng, nghĩa là đảm bảo tính hiệu quả cũng như tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển như hiện nay.

- Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân. - Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng vững chắc thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

- Bảo vệ, giữ gìn ổn định trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an ninh độc lập quốc gia.

- Giữ vững, củng cố và phát triển các mối quan hệ ngoại giao nhằm mục đích nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và phát triển kinh tế.

(Theo:Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010)

* Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

Mục tiêu tổng quát:

“Hướng nền kinh tế của Nam Định đạt mức phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế cân đối, đời sống văn hoá, kinh tế của người dân được nâng lên. Phấn đấu đưa tỉnh Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng.”

(Trích: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến 2020)

Mục tiêu cụ thể:

- Về phát triển kinh tế, tỉnh Nam Định đưa ra các mục tiêu sau:

+ Mục tiêu về tốc độ tăng GDP: tỉnh đưa ra mục tiêu hướng tới tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 12%/năm, giai đoạn 2011- 2015 là 13%, 2016-2020 là 12,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12,5 triệu đồng năm 2010, năm 2015 là 26 triệu đồng và năm 2020 là 50 triệu đồng.

+ Mục tiêu thứ hai tỉnh đưa ra là về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng hợp lý của cả nước, đến năm 2010 giảm tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp còn khoảng 25%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39% và tỷ trọng khu vực dịch vụ là khoảng 36%. Các con số này đến năm 2015 lần lượt là 19%, 44% và 37%.

+ Tỉnh đặt ra mục tiêu là giá trị xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm giai đoạn 2006-2010 và đạt 18%/năm giai đoạn 2016-2020.

+ Đối với vấn đề tài chính, mục tiêu mà Nam Định hướng tới là tăng thu ngân sách đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ thu - chi của tỉnh, từng bước đạt tới sự cân bằng về thu - chi. Tỉnh cũng đề ra hướn phấn đấu đưa tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17%/năm giai đoạn 2006-2010, trên 16%/năm giai đoạn 2015 và trên 15% giai đoạn 2016-2020.

- Về phát triển xã hội: Tỉnh Nam Định đã đề ra các tiêu chuẩn thực hiện sau:

+ Liên tục giảm tỷ lệ tăng dân số bình quân các thời kỳ, phấn đấu tỷ tăng dân số bình quân là 0,95%/năm, đây là tỷ lệ của giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tăng

dân số ở giai đoạn 2011-2015 mà toàn tỉnh hướng tới là 0,92%, và mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là 0,9%.

+ Trong ngành giáo dục đào tạo nhân lực: phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

+ Về mặt y tế: tỉnh đưa ra mục tiêu hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15% năm 2010. Cũng đến năm này, bình quân 10.000 dân có 16 giường bệnh, 6,5 bác sỹ, và đến năm 2015 bình quân 10.000 dân có 18-20 giường bệnh và 8 bác sỹ.

+ Mục tiêu của quá trình giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực: Giải quyết được khoảng 45 nghìn lao động mỗi giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2010 – 2015. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 4% vào năm 2010 và ổn định vào mức 3- 4% trong những năm tiếp theo. Nâng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2010 lên trên 85% và năm 2015 lên trên 90%. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nâng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp –xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao đọng trong nông nghiệp trên tổng số lao đọng xuống còn khoảng 65% năm 2010, và tỷ lệ này là khoảng 45% năm 2015. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50%, năm 2020 trên 75% lao động đã qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng cầu thị trường về nguồn lao động kỹ thuật cao.

+ Nâng cao tỷ lệ đô thị hoá, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ đô thị hoá đạt 22,8% và đến năm 2020 đạt khoảng 42%.

+ Đối với chương trình xoá đói giảm nghèo: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 6% vào năm 2010, nâng cao đời sống cho người dân.

- Về vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh đời sống nhân dân:

+ Tỉnh đề ra mục tiêu là đến năm 2010 có 100% dân số đô thị và 75 – 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đến năm 2015 thì 100% dân sô nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

+ Đến năm 2010, 100% các cơ sỏ sản xuất mới áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo xử lý chất thải và 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định. Và đến năm 2015, về cơ bản là hầu hết các cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn quy định về môi trường.

+ Về việc gom và xử lý rác thảiđúng phương pháp: đến năm 2010 trên 80% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải nguy hai và 100% chất thải rắn y tế, các chỉ tiêu này vào năm 2015 lần lượt là 95%, 90% và 100%.

+ Về hệ thống xử lý nước thải: đến 2010, 40% các khu đô thị mới và 70% các khu công nghiệp có hệ thống nước thải tập trung, đến năm 2020 thì có 100% các khu đô thị, khi công nghiệp có hệ thống này.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường

* Mục tiêu phát triển nông nghiệp – nông thôn

Nông nghiệp được hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ – bảo vệ môi trường sinh thái, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh phù hợp với điều kiện của từng khu vực trong huyện, nâng cao năng suất trên 1 ha canh tác, tạo ra giá trị lớn hơn cho sản xuất nông nghiệp.

- Có mối quan tâm thích đáng với vấn đề an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, đảm bảo tăng hệ số quay vòng của

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w