Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK (Trang 84 - 88)

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị từ trung ương tới địa phương theo hướng tại mỗi chi nhánh loại I cần bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách và được đào tạo bài bản về chuyên ngành Marketing và 1 cán bộ làm đầu mối thông tin, tuyên truyền của chi nhánh.

- Tổ chức đào tạo marketing từ cơ bản đến nâng cao, đào tạo PR, công tác lấy tin, đưa tin và tuyên truyền cho cán bộ làm công tác marketing trên toàn hệ thống.

3.2.3. Định hình văn hoá đặc sắc cho thương hiệu Agribank.

Mỗi sản phẩm muốn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí, trong trái tim công chúng thì sản phẩm đó phải tự tạo ra cho mình một sự khác biệt, một nét văn hoá riêng có của mình. Nét văn hoá đó giống như một nhân vật có tính cách, có trang phục riêng, và dĩ nhiên sẽ chiếm được tình yêu riêng của một nhóm đối tượng nhất định. Một anh chàng tài hoa, có phong cách lịch lãm sẽ là một mẫu hình lý tưởng với các cô gái trẻ trung, thích lối sống lãng mạn và bay bổng.

Như đã phân tích ở trên, với định hướng và chiến lược dài hạn luôn xác định nông nghiệp nông thôn và nông dân là thị trường và là khách hàng truyền thống (duy trì tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm ít nhất 70% tổng dư nợ toàn hệ thống, trong đó dư nợ vay nông dân chiếm ít nhất 55%), thiết nghĩ nếu thương hiệu Agribank xây dựng được hình ảnh của một con người với “nhân cách đậm chất

nông dân, nông thôn kèm theo những nét hiện đại” thì chắc hẳn sẽ để lại dấu ấn

vô cùng ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Hơn thế nữa, còn có thể nhận được sự đồng cảm và yêu thương từ khách hàng.

Vì vậy, điều thiết yếu cần phải làm của Agribank, đó là, xây dựng ngay một tính cách, một nét văn hoá đặc sắc cho riêng mình thông qua một chương trình thống nhất từ bộ mặt điểm giao dịch, các nhân viên, đến các chương trình truyền thông Marketing cụ thể.

Xây dựng hệ thống nhận diện thống nhất với những nét nhân cách đã định hình ở trên. Như vậy, hình ảnh Agribank sẽ được khắc hoạ qua nhiều khía cạnh hỗ trợ nhau một cách hài hoà, từ đó tạo nên một khung tranh văn hoá hoàn chỉnh cho bản thân ngân hàng trong tâm trí công chúng cũng như khách hàng mục tiêu.

3.3 Kiến nghị

Từ phía nhà nước

Nhằm hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nói chung, Agribank nói riêng, từ phía nhà nước cần xem xét giải pháp sau:

+ Thiết lập các chính sách nhằm tăng cường sức mạnh bảo hộ thương hiệu, mở rộng sang tầm quốc tế. Hiện tại, cơ chế bảo hộ thương hiệu của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng, khiến cho các thương hiệu của Việt Nam luôn gặp phải những vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền. Agribank tuy chưa gặp phải vấn đề này, song trong tương lai gần, khi thị trường tài chính ngân hàng ngày một sôi động, sẽ có nhiều sự gia nhập mới của các ngân hàng, các tổ chức tài chính cạnh tranh mới cả trong nước và nước ngoài, thì nguy cơ bị xâm phạm bản quyền, nguy cơ thương hiệu bị “đánh cắp” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

+ Thay đổi điều luật định giá thương hiệu. Hiện tại, việc định giá thương hiệu chỉ đơn thuần dựa theo chi phí quá khứ đã tạo nên nhãn hiệu. Điều này là một bất hợp lý vì giá trị vô hình của thương hiệu trong nhiều trường hợp còn lớn gầp nhiều lần tổng giá trị các tài sản hữu hình của thương hiệu đó. Việc định giá thương hiệu hợp lý sẽ giúp cho Agribank nói riêng, các doanh nghiệp nói chung khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và trong tâm trí các khách hàng.

KẾT LUẬN

Qua quá trình một tháng thực tập tổng hợp tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam em đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam cũng như SGD NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam và là một trong ba Sở giao dịch của NHNo&PTNT, nơi tập trung thanh toán quốc tế về đó. Không những vậy Sở giao dịch còn đóng vai trò là đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT và theo lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT.

Cũng trong thời gian thực tập tại phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới của SGD, em có điều kiện được học hỏi và hiểu biết hơn về hoạt động tiếp thị và phát triển dịch vụ sản phẩm, những kiến thức mà trước đây em chỉ mới được học trên sách vở. Đồng thời cũng qua đó em nhận thấy tiềm năng trong phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ nói riêng có thể được khai thác nhiều hơn nếu vấn đề phát triển thương hiệu Agribank được quan tâm đúng mức. Nhận thức được quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề và mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK”

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các anh chị của phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo – TS. Lê Thanh Tâm đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xây dựng và phát triển thương hiệu – Lê Xuân Tùng 2. Giáo trình Marketing Ngân hàng – ĐHKTQD

3. Quản trị Ngân hàng Thương Mại – Peter Rose 4. Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp 5. Marketing căn bản – Phillip Kotler

6. Báo cáo thường niên Agribank 2005, 2006, 2007

7. Website: www.agribank.com.vn www.saga.vn

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w