Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 81 - 84)

phương

Nâng cao thu nhập cho người dân là một giải pháp nhằm kích thích thị trường tiêu thụ, làm gia tăng tổng cầu, có tác dụng tích cực làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Biện pháp nâng cao thu nhập cho người dân được đánh giá là tối

ưu và bền vững nhất là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Có thể đưa ra một số giải pháp, mô hình để giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực huyện Xuân Trường như sau:

- Thứ nhất, phát triển đa dạng hóa các ngành nghề tạo công ăn việc làm

cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp nông thôn, cần gia tăng quy mô sản xuất ở nông thôn: đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển mô hình kinh tế trang trại; phát triển các dự án lớn ở nông thôn, góp phần lớn vào quá trình tạo ra việc làm cho người lao động. Đặc biệt cần có chính sách tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế phát triển có tác động tích cực đến giá cả, thị trường tiêu thụ được mở rộng khiến cho lợi nhuận thu được gia tăng. Đây là động lực thúc đẩy người dân ở nông thôn gia tăng sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và cho các đối tượng khác

- Thứ hai, mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề: Mô hình này nhằm

mục tiêu : Khôi phục và phát triển làng nghề để tạo việc làm; tạo thu nhập ca hơn cho người lao động từ từ phi nông nghiệp. Các hoạt động cần thực hiện để thúc đẩy hoạt động của làng nghề là: Hỗ trợ phát triển làng nghề: hỗ trợ vốn, chính sách chủ trương,… (chính phủ đã đưa chương trình “mỗi người một nghề” vào chương trình mục tiêu quốc gia); đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hỗ trợ trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, hỗ trợ quảng bá các sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong địa phương. Và đặc biệt, huyện cũng cần phải xây dựng cơ chế quản lý chất thải làng nghề. Đây là hoạt động mục đích tạo ra sự phát triển bền vững ở nông thôn.

Đây được xem là một mô hình khá tối ưu vì nó vừa nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, tạo nên nét độc đáo riêng có của địa phương.

- Thứ ba, phát triển và hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề. Đào tạo nghề

nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho người lao động, giúp người lao động có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Từ đó làm giảm bớt gánh nặng cho vấn đề giải quyết việc làm của huyện. Hơn nữa, đào tạo nghề cũng góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động ở địa phương theo hướng tích cực, thật vây, do có kỹ năng và kiến thức, người lao động có điều kiện làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn, nhờ đó thu nhập cũng cao hơn.

- Xuất khẩu lao động – một hướng đi mới: hoạt động này đem lại khá nhiều lợi ích vừa giải quyết việc làm tạm thời, tạo nguồn vốn đáng kể cho người dân để có thể tự tạo lập và nâng cao đời sống của mình.Thật vậy, với số vốn và kinh nghiệm sau khi làm việc ở nước ngoài, người lao động trở về nước có thể tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác. Hơn nưa, thu nhập từ làm việc ở nước ngoài cao hơn rất nhiều so làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn huyện nói riêng và cả huyện Xuân Trường nói chung. Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ góp phần tích cực vào vấn đề giải quyết việc làm, mà nó còn đem về một lượng ngoại tệ rất lớn cho huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cũng như đất nước ta, tăng cường mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam với thế giới, là tác động to lớn đối với xu thế hội nhập hóa. Đây là hoạt động không chỉ mang lợi ích kinh tế mà còn đem đến lợi ích xã hội, chính trị. Để thúc đẩy xuất khẩu lao động, trước hết cần nâng cao chất lượng nguồn lao động tại địa phương, mở

rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh công tác quản lý xuất khẩu lao động, phát triển hệ thống thông tin liên lạc,…

Bên cạnh vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm, các chính sách và mô hình trên cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần chú ý. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần có sự quan tâm thích đáng của các cấp quản lý, cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời, để có thể phát huy tối đa mục tiêu đề ra của các chương trình chính sách đồng thời cũng hạn chế ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Xuân Trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 81 - 84)