Dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 40 - 44)

* Dân số

Dân số của huyện vào cuối năm 2008 là 186.629 người, mật độ dân số của huyện là khoảng 1.657 người/km2 cao hơn mật độ dân số chung toàn tỉnh (mật độ dân số tỉnh Nam Định vào thời điểm này là khoảng 1.210 người/km2).

Bảng 2.1. Dân số huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 – 2008

2005 2006 2007 2008

Dân số (người) 181.100 182.800 185.300 186.629 Tốc độ tăng dân số

(%)

0,89 0,94 1,36 0,72

Nguồn: KH phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm

Qua bảng số liệu ta thấy huyện Xuân Trường là một huyện có dân số đông, tốc độ tăng dân số cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là đặc điểm thuận lợi cho việc cung cấp lực lượng lao động, là nhân tố đầu vào không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh tế. Hàng năm lực lượng lao động nơi đây được tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, dân số đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cấp PTTH, THCN, cao đẳng, đại học,…

Tuy nhiên việc tăng dân số nhanh này cũng đồng nghĩa với việc tăng nhanh số lượng lực lượng lao động, từ đó tạo áp lực lớn với vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu không có biện pháp kịp thời và hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập có thể ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân và sự phát triển của xã hội nói chung.

Mặt khác dân số đông là một trong số những nguyên nhân làm cho thu nhập bình quân đầu người của huyện chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ trong huyện. Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp thường khó thúc đẩy được sản xuất hàng hoá và kinh doanh phát triển. Vì vậy điều chỉnh tốc độ tăng dân số phù hợp là một biện pháp cấp thiết mà huyện Xuân Trường cần phải thực hiện.

* Nguồn lao động

Nguồn lao động của huyện được xem xét cả ở khía cạnh số lượng và chất lượng.

- Về mặt số lượng: Như trên đã phân tích, dân số của huyện Xuân Trường khá dồi dào cùng với tốc độ tăng dân số khá cao, nên hàng năm lực lượng lao động bổ sung tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đây vừa là yếu tố thuận lợi cho việc được cung cấp một nguồn lực lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức lớn đối với chính sách giải quyết việc làm của huyện.

- Về mặt chất lượng: Nhìn chung, chất lượng lao động ở huyện Xuân Trường được đánh giá khá tốt so với mặt bằng của tỉnh Nam Định.

Thứ nhất, trình độ học vấn, trình độ văn hoá của huyện được đánh giá là

Bảng 2.2. Số học sinh phổ thông

tại thời điểm 31/12/2007 phân theo huyện, thành phố

Đơn vị: người Huyện - TP Số học sinh TP. Nam Định 37.558 Huyện Mỹ Lộc 11.982 Huyện Vụ Bản 23.472 Huyện Ý Yên 43.349

Huyện Nghĩa Hưng 36.589

Huyện Nam Trực 37.730

Huyện Trực Ninh 34.508

Huyện Xuân Trường 33.528

Huyện Giao Thuỷ 37.818

Huyện Hải Hậu 51.267

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2007

Tỉnh Nam Định vốn được đánh giá là có truyền thống văn hoá, được mệnh danh là “đất học”. Do đó, truyền thống học hành của huyện Xuân Trường cũng khá cao, đem lại cho địa phương này một số lượng lớn lao động có trình độ văn hoá cao, thuận tiện cho việc tiếp xúc với các công nghệ kỹ thuật cũng như học tập các kiến thức hiện đại theo yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Thứ hai, xét về mặt chuyên môn kỹ thuật: đây là huyện có số lượng lao

động có tay nghề cao, đã qua đào tạo tương đối lớn. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình lao động đã qua đào tạo ở huyện Xuân Trường từ giai đoạn 2005 – 2008.

2005 2006 2007 2008 Số LĐ được đào tạo (người) 3.000 3.000 5.000 6.100

Số LĐ nữ (người) 1.500 1.600 3.000 3.500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động được đào tạo ở huyện Xuân Trường tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện sự quan tâm trong chính sách của địa phương đối với việc phát triển nguồn lao động, làm gia tăng vốn nhân lực của địa phương. Đây là một hướng đi đúng đắn mà huyện Xuân Trường cần tiếp tục phát huy. Đặc biệt là tỷ lệ lao động nữ trong số đó cũng khá cao. Trong quá trình quản lý phát triển của mình, huyện cũng đã chú trọng tới bình đẳng giới tính, đào tạo nâng cao tay nghề cho chị em phụ nữ cũng là nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho họ. Đây là chủ trương thể hiện sự tiến bộ và thật sự hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tác phong, tinh thần của lao động nơi đây khá tốt, lao động của

huyện được đánh giá là có tính cần cù, tinh thần hiếu học, có ý thức kỷ luật tốt. Đây là những đức tính tốt vốn có để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đem lại tác phong công nghiệp, là yếu tố cạnh tranh lớn cho hàng hoá sức lao động của huyện.

Như vậy, nguồn lao động của huyện Xuân Trường là nhân tố có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên nếu xét trên nhu cầu tăng trưởng và hội nhập kinh tế hiện nay thì chất lượng lao động của huyện nói chung chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động chất lượng cao của thị trường: sức khoẻ hạn chế, trình độ

chuyên môn đặc biệt là với các ngành công nghiệp hiện đại chưa cao, tác phong chuyên nghiệp chưa được gièn dũa. Điều này gây khó khăn rất lớn cho vấn đề giải quyết việc làm, do đó tỉ lệ thất nghiệp ở huyện cũng là một con số không nhỏ, ảnh hưởng làm giảm năng suất lao động, tử đó tác động làm thu nhập của người dân trong huyện còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của tỉnh cũng như của cả nước. Thu nhập thấp ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ trong huyện, làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng đồng nghĩa với việc làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra cơ cấu lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động còn chiếm tỉ lệ lớn, số lao động trên 1ha đất canh tác còn cao.

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhu cầu lao động ở các ngành kinh tế trong huyện

2005 2008

CN – XD (%) 12,36 12,73

Nông, lâm nghiệp (%) 79,29 78,25

Khu vực dịch vụ (%) 8,35 9,03

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XT huyện Xuân Trường đến 2010 Như vậy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ở huyện Xuân Trường còn khá cao. Tốc độ giảm tỷ trọng của lao động trong nông nghiệp cũng khá chậm. Đây là vần đề cần giải quyết kịp thời, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện và làm giảm tình trạng thuần nông ở địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 40 - 44)