4. Quản trị chất lượng dự án (Project quality management)
4.1 Lập kế hoạch chất lượng
Chính sách chất lượng
Chất lượng xây dựng công trình được đặt lên hàng đầu.
Đảm bảo công trình được bàn giao đúng thời gian dự kiến.
Hiệu quả sử dụng của công trình phải đúng với mục tiêu đề ra ban đầu. Phạm vi chất lượng
a/ Quản trị chất lượng hợp đồng
Đảm bảo mọi điều khoản của hợp đồng được thực hiện một cách chính xác. Đặc biệt là các điều khoản về sai lệch trong hợp đồng.
b/ Quản trị chất lượng khảo sát địa hình:
Bao hàm cả khảo sát địa chất, thuỷ văn, khảo sát hiện trạng, đo đạc địa hình… của khu đất xây dựng.
Để dự án đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu, đầu tiên là khảo sát để phản ánh thực trạng nền đất tại Đông Anh - Hà Nội. Chất lượng nền đất phải được đảm bảo theo các tiêu chuẩn về đất xây dựng của tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng từ TCVN 4195:1995 đến TCVN 4202:1995. Đồng thời, dự báo những thay đổi địa chất công trình, từ đó có phương án dự phòng và đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh công trình.
Quản trị chất lượng Quản trị chất lượng hợp đồng Quản trị chất lượng khảo sát địa hình Quản trị chất lượng thiết kế kiến trúc Quản trị chất lượng nhân viên dự án Quản trị chất lượng thi công trình Quản trị chất lượng đấu thầu Quản trị chất lượng nghiện thu công trình
Việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát trước khi tiến hành xây dựng được thực hiện theo quy trình tại điều 12 nghị định số 206/2004/ND-CP.
c/ Quản trị chất lượng thiết kế kiến trúc:
Quản trị chất lượng thiết kế dự án bao gồm quản lý chất lượng thiết kế cơ sở và quản lý chất lượng thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế hai bước đó được Giám đốc dự án phê duyệt. Các thiết kế được lập trên cơ sở báo cáo và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng dự án tiến hành trước đó.
Yêu cầu trong quá trình thiết kế :
- Thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt.
- Kiến trúc nội thất đảm bảo sự tiện dụng tối đa cho người sử dụng mang những nét đặc trưng của một khu biệt thực cao cấp.
- Trong thiết kế cơ bản thì có một phần đặc biệt được chú ý là khảo sát trước xây dựng, để phản ánh đúng thực trạng nền đất tại địa điểm thi công và dự báo những thay đổi về địa chất công trình. Từ đó có phương án dự phòng và đảm bảo an toàn và giữ vững tổng thể cho các công trình khác thuộc các tiểu dự án nằm trong tổng thể xây dựng, tránh được các thay đổi thiết kế đột ngột mang tính quan trọng gây xáo trộn cả hệ thống thiết kế tổng thể.
*Yêu cầu trong quá trình thẩm định thiết kế
Việc thẩm định thiết kế là bước tiền nghiệm thu. Sau khi ban quản lý dự án thẩm định sẽ trình lên chủ đầu tư để phê duyệt. Chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng ở khâu này là một trong những điều hết sức quan trọng đối với dự án.
- Việc thẩm định phải được tiến hành hết sức khách quan và dựa trên các cơ sở về kỹ thuật, mĩ thuật, sự phù hợp, tính đồng bộ,... đã đặt ra từ trước để kiểm tra các sai sót. Quá trình thẩm định thiết kế phải được tính toán đến thời gian để sửa chữa các lỗi sai sót (đã quy định và tính toán trong phần quản trị thời gian).
Hạng mục Tiêu chuẩn dùng để kiểm tra Yêu cầu Móng trên nền tự nhiên TCXD79-1980 TCVN4195 đến 4202:1995 TCXD193:1996, 210 và 211:1998 SNiP3.02.02-87
- Theo yêu cầu thiết kế.
- Tỷ trọng các khiếm khuyết (sai lệch không hợp với thiết kế hoặc tài liệu tiêu chuẩn) trong một đơn vị kiểm tra không vượt quá 10%.
Nền gia cố TCXD245:2000 ASTM-D4751 ASTM-D4491 ASTM-D4716 TCN-1 đến 9
- Khả năng chuyển nước của bấc thấm hoặc vải điện kỹ thuật không nhỏ hơn 100 cm3 / năm ở áp suất nở hông là 276 KPa (40psi).
- Hệ số thấm của vải địa kỹ thuật >=10 lần hệ số thấm của đất.
Thi công móng cọc
TCXD205:1998 - Lượng dùng xi măng( tiêu chuẩn Mỹ ACI, 543, 1980) 335Kg/m3.
- Độ sụt của hỗn hợp bêtông (theo tiêu chuẩn trên) là 75-100mm.
- Sai số về trọng lượng các thành phần của hỗn hợp bêtông không vượt quá:
Xi măng : ±2%
Cốt liệu thô : ±3%
Nước và dung dịch phụ gia: ±2%
Thi công phần thân
TCVN4453-1995 TCVN4085-1987
- Độ sụt của kết cấu bêtông tại vị trí đổ:
Kết cấu dầm bản, tường mỏng, phễu xilô, cột, các kết cấu đổ băng cốp pha di động: 50-80mm cho đầm máy và 80-120 cho đầm tay.
- Kết cấu gạch đá:
Mác gạch đá và vữa phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
Tường chịu lực phải đảm bảo các yêu cầu về cách giằng ngang giữa các viên trong các khối xây đặc, rỗng, xây hai lớp.
Gạch xây bằng đất nung kích thước tiêu chuẩn 6*11*22cm.
Mạng lưới dây điện
TCXD235:1991 - Dây điện luồn trong ống:
Khi hai dây đi song song thì khoảng cách giữa hai sợi phải xa hơn 0.5m
dây dẫn không đi trong ống phải đảm bảo các quy định về khoảng cách an toàn như sau:
Theo phương ngang:
Trên bậc tam cấp, ban công, mái nhà: 2.5m
Trên cửa sổ: 0.5m
Dưới ban công: 1m
Dưới cửa sổ (tính từ khung cửa): 1m
Theo phương thẳng đứng: khoảng cách từ dây dẫn đến:
Cửa sổ : 0.75m
Ban công : 1m
Dây dẫn cách mặt đất: 2.75m
- Ổ cắm phải đặt cao hơn mặt nền, mặt sàn tối thiểu là 1.5m.
Ổ cắm phải đặt xa các bộ phận kim loại có tiếp xúc(ống dẫn nước, chậu tắm…) ít nhất là 0.5m. Điện lưới áp 175-220v, mỗi ổ cắm phải có 1cầu chì bảo vệ.
- Phích cắm: Phải phù hợp điện thế.
- Thiết bị tắt dòng đèn phải đặt cao trên 1.5m tính từ mặt sàn trở lên.
Thiết bị chống sét
TCXD46:1984 - Kim chống sét: Tiết diện của phần kim loại ở mũi kim không nhỏ hơn 100mm².
- Dây thu sét: Tiết diện dây không được nhỏ hơn 50mm², không lớn hơn 75mm², được sơn dẫn điện. dây không quá căng, khi dây qua khe lún phải có đoạn uốn cong từ 100mm đến 200mm.
Dây dẫn sét xuống đất: tiết diện không được nhỏ hơn 35mm².
Cầu nối và dây nối : tiết diện không nhỏ hơn 28mm².
- Bộ phận nối đất và chống sét:
Tiết diện kim loại không nhỏ hơn 100mm². Trị số điện trở nối đất xung kích phải đạt:
Không quá 20 Ω nếu trị số điện trở suất của đất ρtt<5.10^4 Ω.cm.
Không quá 50 Ω nếu trị số điện trở suất của đất ρtt>=5.10^4 Ω.cm.
Hệ thống cấp nước trong nhà
TCVN4513:1988 - Đườngống thích hợp là ống thép tráng kẽm khi đường kính ống đến 70mm; ống thép không tráng kém, ống gang khi đường kính ống trên 70mm. - Các ống chính, ống nhánh, ống phân phối nước đến các dụng cụ vệ sinh đều đặt có độ dốc từ 0.002 đến 0.005 về phía đường ống hay điểm lấy nước.
- Máy bơm cấp nước: Được lắp đặt đúng vị trí qui định trong bản vẽ.
Khoảng cách cho phép từ mép biên của máy bơm đến tường nhà ít nhất phải cách nhau 70mm. Trục ngang của động cơ phải nằm ở tư thế ngang bằng, sai số độ ngang không quá 0.1mm.
Hệ thống thoát nước bên trong
nhà
- Dụng cụ vệ sinh: Bình xả được đặt cao từ mặt sàn lên đáy bình là 1.8m. kích thước từ mặt sàn đến mép trên của chậu xí bệt từ 0.40m đến 0.42m -Đường kính phễu thu nước thải có đường kính 50,75,100mm để thu nước thải trên sàn.
- Độ dốc của sàn phòng tắm phải bằng 0.01 đến 0.02.
Có thể sử dụng ống gang thoát nước, ống chất dẻo, ống xi măng hay ống sành tráng men hai mặt. Phải đặt ống kiểm tra hay ống thông tắc.
- Công trình làm sạch cục bộ: Phải có song chắn rác, bể phốt, bể lắng.
Hệ thống thông gió, điều hòa
không khí
- Đường ống gió: Khi lắp ống nằm ngang, chênh lệch độ cao không quá 3mm cho 1m và tổng chênh lệch không quá 20mm. khi lắp ống thông gió đứng độ nghiêng không được vượt quá 3mm cho 1m đứng và tổng nghiêng không vượt quá 20mm. - Sai số khi lắp đặt quạt thông gió được phép: Sai số trên mặt bằng của đường trung tâm :10mm Về cao độ so với thiết kế: ±10mm
Sai lệch trên mặt bằng ở giữa bề rộng bánh xe dây curoa: 1mm
Độ không cân bằng của bánh xe truyền động 0.2/100
Độ đồng tâm cua đường liên trục chuyển dịch theo chiều đường kính: 0.05mm
Độ đồng tâm của đường liên trục nghiêng lệch theo hướng trục: 0.2/100
- Lắp máy điều hòa: Sai số về độ không bằng phẳng về các phương không vượt quá 0.2/100
e/ Quản trị chất lượng nhân viên dự án:
Chúng tôi sẽ thành lập ban kiểm tra nhân viên thương trực khi thực hiện dự án. Giám đốc trực tiếp quản lý ban kiểm tra nhân viên
f/ Quản trị chất lượng đấu thầu:
Chúng tôi phối hợp cùng với chủ đầu tư tiến hành tổ chứ đấu thầu 2 hạng mục xây dựng là bể bơi và 6 sân tennis. Quá trình đấu thầu được chúng tôi cùng chủ đầu tư giám sát chặt chẽ đễ không xãy ra sai sót nào.
g/ Quản trị chất lượng nghiệm thu dự án
Nghiệm thu công trình xây dựng của dự án phải được tiến hành theo điều 23, 24, 25, 26 của nghị định 209/2004/NĐ - CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng của tiểu dự án kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu của ban quản lý dự án. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành các yếu tố sau:
Nghiệm thu từng phần công việc xây dựng trong quá trình thực hiện tiểu dự án. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục của dự án. Việc nghiệm thu công trình sẽ có sự tham gia của Giám đốc dự án, các nhà thầu như nhà thầu thiết kế và chủ đầu tư. Công trình sẽ được tiến hành kiểm tra và có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng dự án của các cơ quan Nhà nước.
Quy định chất lượng
Thành viên ban quản lý dự án không được bớt xén thời gian, kinh phí làm ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. Các tiêu chuẩn phải được đề cao và tuân thủ chặt chẽ.
Ban quản lý chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng, lãnh đạo Ban quản lý dự án phải có đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định. Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu đối với những doanh nghiệp xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định hiện hành.
Quy trình quản lý chất lượng dự án phải tuân theo Luật xây dựng và các văn bản luật liên quan.
Tiêu chuẩn chất lượng
a/ Dựa trên tiêu chuẩn
“Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng.”
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP,ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng.
Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ xây dựng, hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt dự án xây dựng
Các quy định của bản “Quyết định về Quy Chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng. Số 04/2004/QĐ-BXD.”
b/ Nội dung
Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về xây dựng.
Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường.
Phù hợp với đặc điểm của Hà Nội về điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, đất đai, nguồn nước, môi trường, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan.
Bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc công trình được thiết kế, quy hoạch.
Bảo vệ được lợi ích của toàn xã hội, bao gồm:
Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên.