Huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nớc

Một phần của tài liệu _i_m_i_c_ng_t_c_qu_n_l_v_n_nh_n_c_t_i_c_c_doanh_nghi_p_nh_n_c_c_a_c_c_t_i_ch_nh_doanh_nghi_p (Trang 37 - 39)

III. Tình hình công tác quản lý vốn nhà nớc tại các doanh nghiệp nhà nớc của Cục

1. Vai trò chủ sở hữu

1.2. Huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nớc

Ngoài số vốn Nhà nớc đầu t, doanh nghiệp Nhà nớc phải tự huy động vốn dới các hình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Việc huy động vốn không đợc thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và phải tuân theo các quy định của Pháp luật hiện hành.

a) Doanh nghiệp nhà nớc đợc huy động vốn trong nớc theo các hình thức sau:

- Doanh nghiệp nhà nớc đợc phát hành trái phiếu để huy động vốn phát triển kinh doanh.

- Doanh nghiệp đợc ký hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nớc nhằm bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp đợc vay vốn của các tổ chức tín dụng (các Ngân hàng th- ơng mại, các Công ty tài chính...), các doanh nghiệp khác, các cá nhân (kể cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp) để đầu t phát triển.

Về nguyên tắc lãi suất huy động vốn theo hình thức vay vốn, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo lãi suất thực tế nhng tối đa không quá tỷ lệ lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào nguyên tắc này, lãi suất huy động vốn phải đợc ghi trong khế ớc hoặc hợp đồng vay vốn và đợc hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

b) Các hình thức huy động vốn từ nớc ngoài bao gồm:

Doanh nghiệp Nhà nớc đợc vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và cá nhân nớc ngoài để phát triển kinh doanh, theo đúng các quy định của Chính phủ. Trờng hợp đặc biệt đợc Nhà nớc bảo lãnh vay vốn nớc ngoài phải do Thủ tớng Chính phủ quyết định. Trờng hợp không đợc Thủ tớng Chính phủ cho phép thì tổ chức nào bảo lãnh, tổ chức đó chịu trách nhiệm về khoản vay nớc ngoài của doanh nghiệp theo quy định của hợp đồng đã ký.

c) Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn huy động:

Vốn huy động chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh không dùng vào mục đích khác. Vốn huy động phải đợc quản lý chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phơng án huy động vốn. Nếu phơng án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản thì Hội đồng quản trị, Giám đốc chịu trách nhiệm tuỳ theo mức

lỗ, số năm bị lỗ, nguyên nhân chủ quan gây ra lỗ và mức độ trách nhiệm cụ thể. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm lập và thực hiện phơng án huy động vốn, sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Khi việc thực hiện dự án đầu t không mang lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến không thu hồi đợc vốn Nhà nớc hoặc không trả đợc nợ vay theo khế ớc hoặc hợp đồng vay vốn, thì các thiệt hại do chủ quan gây ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và trong phạm vi trách nhiệm, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc bị xử lý hành chính và bồi thờng vật chất theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu _i_m_i_c_ng_t_c_qu_n_l_v_n_nh_n_c_t_i_c_c_doanh_nghi_p_nh_n_c_c_a_c_c_t_i_ch_nh_doanh_nghi_p (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w