Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng

Một phần của tài liệu Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng (Trang 43 - 45)

VI ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

B Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng

Trong giai đoạn này, nguồn gây tác động đến môi trường đất chủ yếu là do chất thải rắn sinh hoạt và dịch vụ của người dân sống trong khu đô thị.

Khi khu đô thị Lilama Land Sơn Đồng hoạt động theo đúng công suất thiết kế thì sẽ có khoảng 10.880 người sống trong khu đô thị. Ước tính trung bình mỗi

người thải ra khoảng từ 1-1,2kg chất thải rắn/ ngày đêm. Từ đó, có thể tính được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của khu đô thị là:

10880 x 1,2 kg chất thải/người/ngày đêm = 13.056 kg chất thải/ngày đêm. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thùng gỗ và các loại phế thải khác. Theo thống kê tại Mỹ năm 1990 thì thành phần chất thải rắn sinh doạt khu vực đô thị được thể hiện trong bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.10 Thành phần rác thải sinh hoạt tại đô thị

TT Thành Phần % Khối Lượng 1 Thực phẩm thừa 8 2 Nhựa (Plastic) 10 3 Kim loại 8 4 Thủy tinh 7 5 Giấy 32 6 Lá cây, rơm rạ 19 7 Các loại khác 17

Nguồn: Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, TS Đỗ Trọng Mùi

Số liệu thống kê tại Việt Nam theo kết quả quan trắc của CEETIA năm 1998 thì thành phần của chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị diễn ra như sau:

Bảng 3.11: Thành phần rác thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị Việt Nam

TT Thành Phần Hà Nội Hải

Phòng

Hạ Long Đà Nẵng TP.Hồ Chí Minh

1 Chất hữu cơ 50,1 50,8 31,5 41,25

2 Cao su, nhựa 5,5 4,52 22,5 8,78

3 Giấy, rẻ vụn 4,2 7,52 6,81 24,83 4 Kim Loại 2,5 0,22 1,4 1,58 5 Thủy tinh, sành sứ 1,8 0,63 1,8 5,59 6 Đất, đá, cát, gạch vụn 35,9 36,53 36 18

Chất thải rắn sau khi thải ra môi trường mà không được lưu giữ, thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý hợp vệ sinh thì sẽ gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người, làm suy thoái chất lượng môi trường đất. Qua đó chất thải rắn gây hại cho hệ thống sinh vật trong đất, các chất khó phân hủy sẽ ngăn cản quá trình sinh hóa trong đất.

Bên cạnh đó, nước thải của khu đô thị cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng môi trường đất khi mà nước thải không được thu gom và sử lý thích hợp.Nước cuốn trôi bề mặt có mang theo hàm lượng cặn lơ lửng và đặc biệt là các dầu mỡ sẽ làm giảm chất lượng đất.

Một nguồn phát sinh chất thải rắn đáng kể nữa là bùn thải từ trạm xử lý nước thải của Khu đô thị, bùn thải từ các bể tự hoại. Bùn thải này nếu không có biện pháp kiểm soát và xử lý hiệu quả thì sẽ tác động rất mạnh đến chất lượng môi trường trong đó có môi trường đất.

Môi trường sinh thái

Khu vực xây dựng dự án trước đây chủ yếu là cánh đồng và một phần diện tích nhỏ là nghĩa địa nên những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái của giai đoạn giải phóng, san lấp mặt bằng và thi công xây dựng cũng như giai đoạn đưa dự án vào vận hành là không đáng kể. Qua phân tích, đánh giá những tác động của giai đoạn cả hai giai đoạn mang tính chất thứ cấp đến sinh vật sống trong các vực nước và trong đất khu vực dự án.

Một phần của tài liệu Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w