VI ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
A Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công các công trình của dự án
a> Tác động bởi hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới
Các phương tiện giao thông cơ giới trong quá trinh tham gia giải phóng, san lấp mặt bằng và thi công các công trình thường xuyên làm phát sinh bụi và khí thải tác động trực tiếp tới môi trường không khí.
Ô nhiễm do bụi
Bụi phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng phát tán vào không khí chủ yếu dưới dạng bụi Silic. Theo số liệu báo cáo của tập đoàn than và Khoảng sản Việt Nam, cường độ phát tán bụi do vận chuyển bằng xe cơ giới trên đường như sau:
• Trường hợp mặt đường ẩm: Bụi sinh ra là 300 mg/s
Nếu giả sử tốc độ xe chạy trong khu vực dự án là 25km/h, thì lượng bụi do xe cơ giới sinh ra khi chạy hết 1km đường là:
• Trường hợp mặt đường khô:
4000 mg/s x (1/25x3600)=576.000 mg = 576 g
• Trường hợp mặt đường ẩm:
300 mg/s x (1/25x3600)=43.200 mg = 43,2 g
Khí thải
Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông cơ giới trong giai đoạn này chủ yếu là SO2,NOx, COx VOC… Các phương tiện giao thông cơ giới trong quá trình hoạt động cần sử dụng năng lượng được cấp từ việc đốt cháy các nhiên liệu như xăng, dầu, dầu nhớt. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu này phát sinh ra các khí thải nói trên, các khí thải này đi vào môi trường và trực tiếp tác động đến môi trường không khí.Được thể hiện như sau:
Bảng 3.9. Lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông cơ giới
hất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (g/km)
Xe ô tô Động cơ <1400cc Động cơ 1400 - 2000 Động cơ >2000cc SO2 1,9 S 2,22 S 2,74 S SO2 1,64 1,87 2,25 CO 45,6 45,6 45,6 VOC 3,86 3,86 3,86 Xe mô tô Động cơ <50cc, 2 kì Động cơ >50cc, 2 kì Động cơ 50cc, 4 kì SO2 0,36 S 6 S 0,76 S SO2 0,05 0,08 0,3 CO 10 22 20 VOC 6 15 3
Xe tải Tải trọng <3,5 tấn Tải trọng 3,5 – 16 lần
thành phố thành phố cao tốc thành phố thành phố cao tốc SO2 1,16 S 0,84 S 1,3 S 4,29 S 4,15 S 4,15 S SO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
Nguồn: ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn
Ghi chú: - S là hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng dầu (%)
Theo “ Hệ số ô nhiễm” do cơ quan bảo vệ môi trường mỹ (USEPA) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập thì ước tính trung bình một ô tô khi tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí: 291kg CO; 11,3 kg NOx; 0,4 kg aldehyde; 3,3 kg Hydrocarbon (THC); 0,9 kg SO2; 0,25 kg Pb.
1000 tấn/ngày. Phương tiện vận chuyển được sử dụng loại xe 12 tấn và 16 tấn. Tính trung bình cho 1 lần vận chuyển được 14 tấn, khi đó sẽ có khoảng 70 lượt xe tiêu chuẩn lưu thông ra vào công trường mỗi ngày. Tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới thải ra môi trường là 0,04 kg SO2, 0,04 kg NO2; 0,09kg CO; 0,024 kh VOC.
B> Tác động bởi hoạt động của các máy móc, thiết bị, phương tiện thi công san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình
Đối với nguồn tác động này tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: (1) Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, và (2) hoạt động sinh hoạt hang ngày của người dân tại khu đô thị.
a> Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
Theo thiết kế, khu đô thị Lilama Land Sơn Đồng khi đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng cho khoảng 10.880 người sinh sống trong đó. Với số lượng người lớn như vậy sống trong khu đô thị thì nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông vận tải là khá lớn. Do đó, đây được coi là một nguồn gây tác động đến môi trường không khí ở các vùng đô thị có sự đóng góp đến 70% hoạt động của các phương tiện giao thông.
Tác động của các phương tiện giao thông vận tảu trong giai đoạn đưa các công trình đi vào sử dụng cũng gần tương tự như giai đoạn thi công xây dựng. Các chất thải từ nguồn gây ô nhiễm này vào môi trường không khí chủ yếu là bụi, các chất ô nhiễm dạng khí như SO2, NOx, CO, VOC… Tuy nhiên, khác với trong giai đoạn xây dựng dự án giai đoạn này có sự giảm mạnh về số lượng xe tải lưu thông, hơn nữa phần nhỏ các phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu lưu hành trong và gần khu vực khu đô thị. Vậy nên, hàm lượng bụi phát thải ra môi trường trong giai đoạn này từ hoạt động của các phương tiện giao thông giảm so với giai đoạn xây dựng Dự án.
b> Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân tại khu đô thị
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân tại khu đô thị cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Ước tính lượng khí thải ra môi trường do hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người chiếm 10% tổng lượng khí thải vào môi trường.
Quá trình hô hấp của con người tiêu thụ một lượng khí O2 nhất định và thải ra môi trường khí CO2, do đó làm giảm nồng độ khí oxy và tăng nồng độ khí CO2 trong môi trường không khí. Khu vực xây dựng dự án trước đây là cánh đồng và một phần nhỏ là nghĩa trang nằm cách biệt với các hoạt động của con người nên không khí ở đây khá trong lành. Vậy nên, khi khu đô thị đi vào hoạt động hết công suất thiết kế với số lượng người dân sinh sống tại đó là 10.880 người thì tác động của chính người dân đến chất lượng môi trường mà cụ thể là môi trường không khí là không nhỏ.
Tuy nhiên, nguồn gây tác động khác và đáng kể có liên quan đến hoạt động sống của con người đó là việc sử dụng các trang thiết bị phát sinh khí thải ra môi trường. Máy điều hòa nhiệt độ, máy phát điện, bếp than, các
thiết bị điện dân dụng khác… đều làm phát sinh khí thải độc hại ra môi trường, gây ra những tác động có hại làm giảm chất lượng môi trường không khí tại khu vực và vùng lân cận.
Môi trường đất
A – Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công các công trình của dự án
a> Tác động bởi hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới
Môi trường đất chịu tác động chủ yếu và thường là gián tiếp bởi hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới, tác động này thể hiện ở việc các nguyên vật liệu rơi vãi như xi măng, sơn… làm suy thoái chất lượng môi trường đất khu vực dự án và các vùng lân cận. Dầu mỡ phát sinh từ các phương tiện giao thông cơ giới thấm vào đất cũng sẽ làm giảm chất lượng môi trường đất như độ xốp, độ thẩm thấu của đất.
b> Tác động bởi hoạt động của các máy móc, thiết bị, phương tiện thi công san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình
Đối với nguồn tác động này, môi trường đất chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm như dầu mỡ đi vào sâu trong đất theo các phương tiện thi công như máy khoan, đóng cọc. Quá trình thi công này cũng sẽ tác động đến độ ổn định của đất, có khả năng gây hiện tượng sụt lún đất do đó tác động trực tiếp đến kết cấu đất của khu vực dự án và vùng phụ cận.