Đối với các nhà tài trợ, tổ chức cho vay, ngân hàng: thẩm định dự án là quá trình xem xét dự án, đặc biệt là xem xét về mặt tài chính, khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 26 - 30)

quá trình xem xét dự án, đặc biệt là xem xét về mặt tài chính, khả năng trả nợ của dự án xin vay nhằm đưa ra quyết định tài trợ vốn hoặc cho vay một cách đúng đắn và hiệu quả.

Đứng trên góc độ ngân hàng, thẩm định là khâu tất yếu và vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi thứ nhất, tiền của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác, do đó ngân hàng cần thận trọng khi cho vay. Thứ hai, trên thực tế không phải dự án nào đưa ra xin vay vốn nào của khách hàng đưa ra đều khả thi về mặt pháp lý cũng như tài chính. Thứ ba, có những dự án xin vay vốn, tuy khả thi nhưng chưa chắc đã đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, đặc biệt là điều kiện về tài sản đảm bảo. Do đó công tác thẩm định tại ngân hàng nhằm kiểm tra, xem xét, rà soát lại phương án vay vốn của khách hàng, hoặc để điều chỉnh lại các phương án vay vốn của khách hàng cho phù hợp để giải ngân.

Khi khách hàng vay vốn ngân hàng với mục đích kinh doanh, đầu tư, họ cần có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư được lập một cách chi tiết. Nhưng không phải lúc nào những phương án đó cũng tốt, cũng phù hợp với yêu cầu xét duyệt của ngân hàng, do đó mục đích của thẩm định ngoài việc kiểm tra lại mà còn là hướng dẫn khách hàng lập các phương án vay vốn hợp lý hơn.

Thẩm định trong ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến thẩm định khả năng trả nợ ngân hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi, do đó cán bộ thẩm định còn phải làm nhiệm vụ là xác định nguồn trả nợ của dự án, của doanh nghiệp, và của các cá nhân vay vốn để đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Có những dự án và phương án vay vốn khả thi, có lãi tuy nhiên chưa chắc đã có khả năng trả nợ ngân hàng, trả nợ ngân hàng không chỉ dựa vào lợi nhuận mà quan trọng hơn là dựa vào dòng tiền của dự án hoặc phương án vay vốn.

Công tác thẩm định với ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc thẩm định phương án vay vốn. Bởi ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ, mà tiền này không phải vốn chủ sở hữu của ngân hàng, do đó việc quyết định cho vay hay không là rất quan trọng. Mà quyết định này không chỉ phụ thuộc vào phương án vay vốn mà còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo của khách hàng. Nhưng không phải tài sản nào cũng mang ra thế chấp được, hơn nữa việc định giá tài sản đảm bảo là cần thiết, do đó nhiệm vụ của công tác thẩm định còn là thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn tại ngân hàng.

Thẩm định trong ngân hàng không chỉ là thẩm định để ra quyết định vay vốn, sau khi cho vay việc kiểm tra quá trình giải ngân cũng là một phần trong công tác thẩm định. Nếu việc giải ngân mà sai với hợp đồng tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn, vì vậy kiểm tra sau cho vay là yêu cầu cần thiết trong thẩm định.

b. Yêu cầu:

Trước hết thẩm định cần tuân thủ đúng trình tự, theo đúng hướng dẫn bằng văn bản của hội sở chính để tránh sự chồng chéo.

Cán bộ thẩm định phải là người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để tránh sai sót không đáng có, bởi công tác thẩm định là khâu vô cùng quan trọng để ra quyết định cho vay hay không, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận,

sự an toàn và tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Thẩm định cần mang tính khách quan, toàn diện, xem xét tất cả các khía cạnh của phương án vay vốn từ khía cạnh pháp lý đến thị trường, kỹ thuật, tài chính, bộ máy quản trị và hiệu quả kinh tế xã hội. Ngoài ra cần có tính khoa học, bất kì một kết luận, quyết định gì cũng cần có đầy đủ, chính xác thông tin.

1.2.2.2. Quy trình thẩm định:

Quy trình tín dụng là một quy định hết sức quan trọng trong việc giải quyết cho khách hàng vay vốn. Sự đa dạng của khách hàng, sản phẩm, và chiến lược kinh doanh yêu cầu ngân hàng phải xây dựng được một quy trình tín dụng cụ thể, rõ ràng và hoàn chỉnh, bao gồm trình tự các bước, thời gian, với những quy định rõ ràng quản lý chặt chẽ khoản vay, an toàn, hiệu quả, các điều kiện cần thiết để đưa ra quyết định, và những cán bộ có cùng nhận thức về vai trò của mình trong quy trình tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro, cũng như thiết lập cơ chế xử lý nếu như sau này khách hàng không trả được nợ.

Khi nhận được yêu cầu vay vốn của khách hàng, càn bộ tín dụng có 2 nhiệm vụ chính đó là thu thập thông tin chính xác có liên quan tới khoản vay và xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng qua đó hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo trình tự sau:

a. Phỏng vấn về khoản vay:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w