II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
1. Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu:
1.3. Nâng cao tỷ lệ nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong cơ cấu các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Việc chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang những mặt hàng đã qua chế biến có ý nghĩa quan trọng vì những mặt hàng thô và sơ chế sẽ không duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khi GDP các nƣớc ngày càng tăng, hơn nữa, năng lực sản xuất của những mặt hàng thô của Việt Nam hiện nay nhƣ gạo, dầu thô…cũng đã đến giới hạn.
Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nằm trong nhóm hàng đã qua chế biến là dệt may, giày dép và các sản phẩm điện tử, máy tính và các sản phẩm gỗ. Đây là những mặt hàng có tiềm năng và có giá trị xuất khẩu cao, vì thế trong giai đoạn tới, Việt Nam nên tập trung vào việc nâng cao về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các mặt hàng này.
1.4. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng các mặt hàng xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh trnah của nƣớc ta, đặc biệt là các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm.
Nhìn chung, các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đang là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tuy nhiên việc tăng về quy mô sản xuất và số lƣợng hàng hóa xuất khẩu đối với những mặt hàng này là rất khó khăn do năng lực sản xuất bị giới hạn về cơ cấu ( diện tích, năng suất, thời tiết). hơn nữa, các nƣớc nhập khẩu hiện nay có yêu cầu về chất lƣợng hàng hóa ngày càng cao, do vậy, việc nâng cao chất lƣợng là yếu tố quyết định để dẫn đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu cho những mặt hàng này.
2. Các giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu
2.1. Trƣớc mắt tập trung vào những thị trƣờng có khoảng cách địa lý gần với nƣớc ta, đặc biệt là những thị trƣờng ở khu vực châu Á nhằm giảm bớt các cản trở về khoảng cách địa lý.
Thị trƣờng châu Á luôn là một thị trƣờng thế mạnh và đầy tiềm năng của việt Nam, đặc biệt là những nền kinh tế lớn nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
http://svnckh.com.vn 67
Thực tế cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của việt nam vào thị trƣờng này tiếp tục tăng. Năm 2008, xuất khẩu vào thị trƣờng Châu Á tăng khá đột biến và khu vực thị trƣờng này tiếp tục chiếm ƣu thế trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng tăng từ 43,8% năm 2007 lên 47,2% năm 2008. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng châu Âu có xu hƣớng giảm nhẹ xuống còn 18,9% năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng châu Mỹ đã giảm khá cao, tỷ trọng từ 24,3% năm 2007 xuống còn 22% năm 2008.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trƣớc mắt. Về lâu dài, chúng ta phải phát triển vận tải, cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng thô và sơ chế. Việc phát triển vận tải quốc tế để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu không những giúp cho việc tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu của Việt nam tới nhiều nƣớc trên thế giới, khắc phục đƣợc những hạn chế về khoảng cách địa lý mà còn giúp tăng một cách đáng kể ngoại tệ cho nƣớc ta thông qua việc thu cƣớc phí và giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giành đƣợc lợi thế khi kí kết các hợp động xuất nhập khẩu. Chúng ta cũng cần có những phƣơng tiện vận tải chuyên dùng để chuyên chở các mặt hàng nhanh bị hƣ hỏng nhƣ nông sản, giúp cho các doanh nghiệp Việt nam thuận lợi hơn khi tiến hành xuất khẩu và giảm bớt rủi ro.
2.2. Điều chỉnh cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu, xác định rõ thị trƣờng chiến lƣợc cho từng nhóm hàng.
Do năng lực sản xuất còn hạn chế nên việc phát triển thị trƣờng xuất khẩu phải tập trung phát triển về chiều sâu, tức là khải thác tối ta hiệu quả xuất khẩu đối với những thị trƣờng đem lại hiệu quả nhất. Vì vậy, việc lựa chọn thị trƣờng thị trƣờng trọng điểm là rất quan trọng và đòi hỏi phải có những nghiên cứu, phân tích kĩ càng. Một trong những yếu tố để xác định thị trƣờng mục tiêu cho từng loại hàng hóa xuất khẩu đó là căn cứ vào khoảng cách kinh tế và mức độ tƣơng đồng về cơ cấu hàng hóa của nƣớc nhập khẩu so với Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ngoại trừ nhóm hàng nhiên liệu (SITC 03), khoảng cách kinh tế có tác động cùng chiều đối với kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động thì không giống nhau:
http://svnckh.com.vn 68
Khoảng cách kinh tế tác động mạnh mẽ nhất đến nhóm hàng nguyên liệu thô (SITC 02) và lƣơng thực thực thực phẩm (SITC 01), cụ thể là khoảng cách kinh tế tăng 1% thì kim giá trị xuất khẩu của nhóm hàng nguyên liệu tăng 6.91%% và nhóm hàng lƣơng thực thực phẩm tăng 5,05% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nhƣ vậy, cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của những nhóm hàng này cần tập trung vào những thị trƣờng có trình độ kinh tế phát triển cao, cụ thể là những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc... ví dụ:
Đối với các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm nhƣ thủy sản chúng ta nên tập trung mở rộng thị phần tại thị trƣờng các nƣớc phát triển nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,… thực tế cũng cho thấy đây đang là những thị trƣờng xuất khẩu chính có tỷ lệ tăng trƣởng cao của thủy sản Việt Nam. Hoặc nhƣ đối với mặt hàng gạo chúng ta nên tập trung vào thị trƣờng nhƣ Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand. Đây là những thị trƣờng mà sản phẩm này có khả năng tiêu thụ lớn.
Đối với mặt hàng nguyên liệu thô nhƣ cao su chúng ta nên nhắm tới những thị trƣờng tiềm năng nhƣ Singapore, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tuy nhiên, hiện nay, cao su Việt Nam vẫn đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng nhƣ Trung Quốc ( chiếm trên 50%).
Khoảng cách kinh tế này lại có tác động ít hơn đối với nhóm các mặt hàng đã qua chế biến nhƣ hóa chất hay hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu. cứ mỗi 1% gia tăng của khoảng cách kinh tế thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng khoảng 2,42%. Nguyên nhân là do các mặt hàng này của Việt Nam không có đủ sức cạnh tranh đối với những nƣớc có trình độ kĩ thuật tiên tiến hơn. Vì thế, đối với những mặt hàng này, chúng ta nên tập trung mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang các nƣớc có trình độ kinh tế tƣơng đồng hơn nhƣ các nƣớc ASEAN, hay tìm kiến những thị trƣờng mới nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh và các nƣớc Châu phi.
Chúng ta cũng có thể lựa chọn thị trƣờng căn cứ vào quy mô của thị trƣờng đó, nhất là quy mô về dân số. Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy yếu tố dân số của nƣớc nhập khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc gia tăng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng nhƣ lƣơng thực thực phẩm và hàng chế biến khác và mặt hàng nguyên liệu thô là đầu vào thiết yếu cho các ngành sản xuất sử dụng
http://svnckh.com.vn 69
nhiều lao động. Vì thế, giải pháp ở đây là tăng cƣờng xuất khẩu những mặt hàng trên sang các thị trƣờng có quy mô dân số lớn nhƣ Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ…
2.3. Tập trung khai thác thị trƣờng các nƣớc có chung đƣờng biên giới với Việt Nam, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc.
Đối với thị trƣờng những nƣớc có chung đƣờng biên giới với Việt Nam thì chúng ta có lợi thế là: dễ dàng cho trao đổi thƣơng mại do khoảng cách địa lý gần, sự tƣơng đồng về yếu tố văn hóa dẫn đến sự tƣơng đồng về nhu cầu các mặt hàng, có mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế nên dễ dàng hơn trong việc đàm phán dỡ bỏ các hàng rào thƣơng mại và kí kết các hiệp định tự do hóa thƣơng mại…
Tuy nhiên, bất lợi ở đây chính là sự tƣơng đồng về cơ cấu kinh tế cũng là cản trở cho việc thâm nhập vào thị trƣờng những nƣớc đó và sự cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa sang những nƣớc khác.
Một thị trƣờng mà hiện nay Việt Nam đang nhắm tới đó là Trung Quốc. Đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng vì rộng lớn và có tốc độ phát triển rất cao. Trung quốc là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 5 hiện nay của Việt Nam sau Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, giá đầu vào các yếu tố sản xuất, đặc biệt là giá nhân công của Trung Quốc liên tục tăng, đây cũng là một lợi thế cho việc xuất khẩu nguyên liệu đầu vào của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tăng cƣờng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt là những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ để tận dụng lợi thế của sự tƣơng đồng về văn hóa.
3. Chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế
3.1. Sử dụng chính sách tỷ giá kết hợp với những chính sách khác một cách hiệu quả.
Nhìn chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh một cách căn bản, linh hoạt. Nhà nƣớc chủ động điều chỉnh tỷ giá phù hợp với chính sách tiền tệ và mục tiêu phát triển kinh tế những vẫn dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiện hiện nay cho rằng chúng ta nên học tập Trung quốc, để đồng Việt Nam mất giá nhiều hơn nữa để khuyến khích xuất khẩu.
http://svnckh.com.vn 70
Căn cứ vào mô hình đã xây dựng ở trên ta thấy việc tác động của tỷ giá tới các kim ngạch xuất khẩu là khá lớn và có tác động cùng chiều, trung bình cứ tỷ giá tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thô tăng lên 66,52% và mặt hàng đã qua chế biến tăng thêm 72,37% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nhƣ vậy nhìn chung là Việt Nam nên phá giá tiền đồng. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách phá giá tiền tệ này cũng để lại những tác động tiêu cực khác nhƣ lạm phát tăng cao cũng nhƣ là gặp phải phản ứng của các nƣớc khác trên thế giới. Vì thế, chúng ta cần áp dụng chính sách tỷ giá một cách linh hoạt căn cứ vào tình hình kinh tế cũng nhƣ mục tiêu phát triển kinh tế từng giai đoạn.
3.2. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng và nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định.
Việc kí kết các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) có thể mang đến nhiều lợi thế cho nƣớc ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng nhƣ nhiên liệu, hóa chất, máy móc và phƣơng tiện vận tải.
Nghiên cứu chỉ ra tác động của Hiệp định thƣơng mại với mức độ khác nhau đến các nhóm hàng, do vậy việc lựa chọn các mặt hàng trong đàm phán thƣơng mại về lộ trình cắt giảm thuế quan cần phải thật thận trọng, chọn lựa những mặt hàng có nhiều yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu trong đàm phán để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của các hiêp định thƣơng mại tự do.
Ngoài ra Việt Nam cũng cần hợp tác hơn nữa với kinh tế khu vực cũng nhƣ kinh tế thế giới. Một mặt cần phát huy hiệu quả của các hiệp định kí kết, một mặt cần tìm kiếm thêm những cơ hội mới, tăng cƣờng kí kết các hiệp định, mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều nƣớc trên thế giới.
http://svnckh.com.vn 71
KẾT LUẬN
Xuất khẩu đã có tác động tích cực và thúc đẩy mạnh mẽ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới là việc làm cần thiết. Tuy nhiên việc lựa chọn các biện pháp nhằm thúc đẩy và định hƣớng xuất khẩu không thể chung chung với các mặt hàng mà cần căn cứ vào từng loại hàng và từng thị trƣờng cụ thể, cần nắm bắt đƣợc rõ nhân tố nào là nhân tố chủ yếu, nhân tố nào là nhân tố thứ yếu tác động lên xuất khẩu từng nhóm hàng thì mới có thể đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc thích hợp đƣa xuất khẩu đạt đƣợc những kết quả mong muốn.
Trong nghiên cứu này, Trên cơ sở phân tích định lƣợng với mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại quốc tế, nhóm tác giả đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới xuất khẩu từng nhóm hàng của Việt Nam và đạt đƣợc những kết quả chính sau:
Các nhân tố nhƣ: tăng trƣởng GDP của nƣớc nhập khẩu, dân số của nƣớc xuất khẩu không gây tác động mạnh tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam.
Các nhân tố tăng trƣởng GDP của Việt Nam, dân số nƣớc nhập khẩu, khoảng cách kinh tế, tỷ giá hối đoái tăng, việc kí kết các hiệp định thƣơng mại, chung đƣờng biên giới đất liền đều là những nhân tố có tác động tích cực tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam với mức độ khác nhau tới từng nhóm hàng cụ thể
Nhân tố khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực rất rõ ràng tới xuất khẩu tất cả các nhóm hàng.
Dựa trên kết quả đó, cùng với dự đoán của các tổ chức nghiên cứu trên thế giới nhƣ IMF, World Bank hay ADB, nhóm tác giả cũng đƣa ra các giải pháp thích hợp theo ba nhóm chính: Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu; các chính sách về thị trƣờng xuất khẩu; và chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.
Kết quả của nghiên cứu hi vọng có thể đóng góp cho việc xác định đƣợc trọng tâm xuất khẩu vào những ngành hàng, những thị trƣờng thích hợp nhằm nắm bắt đƣợc
http://svnckh.com.vn 72
những cơ hội và tận dụng tối đa lợi thế của nƣớc ta. Từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói chung và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam.
Tuy nghiên cứu đã tìm ra đƣợc mức độ tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam cũng nhƣ đƣa ra đƣợc một số giải pháp song đánh giá chung thì mô hình phân tích định lƣợng trong nghiên cứu này vẫn còn có hạn chế nhƣ hệ số R2 của các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng chƣa cao, điều này hàm ý rằng có một số biến bị bỏ sót trong mô hình. Do vậy việc tìm hiểu về các nhân tố tác động tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở mô hình này mà cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu với để tìm ra cụ thể các biến số rõ hơn. Đây sẽ là hƣớng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở bổ sung số liệu và các nhân tố mới.
http://svnckh.com.vn 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
1. James E. Anderson (1979). "A Theoretical Foundation for the Gravity Equation". American Economic Review., 69, 106-16.
2. Jacob A. Bikker (2009). "An extended gravity model with substitution applied to international trade". Tjalling C. Koopmans Research Institute, Utrecht School of Economics, Utrecht University
3. Céline Carrere (2003). "Revisiting the Effect of Regional Trading Agreements on Trade Flows with Proper Specification of the Gravity Model". CERDI - Université d’Auvergne
4. Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003). "Augmented gravity model: An empirical application to Mercosur-European Union trade flows". Journal of Applied Economics., VI (2003), 291-316.
5. K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009). "AFTA and Trade Diversion: An Empirical Study for Vietnam and Singapore". International Area Review.
6. Tiiu Paas (2000). "Gravity Approach For Modeling Trade Flows Between Estonia And The Main Trading Partners". Taru: University of Taru, Estonia. 7. H. Mikael Sandberg (2004). "The Impact of Historical and Regional Linkages
on Free Trade in the Americas: A Gravity Model Analysis Across Sectors ".
American Agricultural Economics Association Annual Meeting. Denver, Colorado.
8. Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand (2009). "Gravity Equation for Different Product Groups: A study at product level". Hanoi: Development and Policy Research Center DEPOCEN.
9. Đào Ngọc Tiến (2009). "Determinants to Vietnam’s export flows and government implications under the global crisis". Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng.