GDP của Việt Nam

Một phần của tài liệu YẾu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt nam (Trang 39 - 41)

I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu

2. Khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của

2.2.1. GDP của Việt Nam

Yếu tố GDP của Việt Nam thực chất đại diện cho sản xuất trong nƣớc, cho khả năng cung hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2006, kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc tiến tích cực: nền kinh tế vƣợt qua suy giảm 1997 – 2000 và tăng trƣởng trở lại với tốc độ tăng trƣởng khá cao, trung bình cả giai đoạn 2001 – 2005 đạt mức độ tăng trƣởng là 7.5% nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

Đồ thị 2.1.2.2.b: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình thấp

http://svnckh.com.vn 40

Trong giai đoạn từ 2006 đến trƣớc khủng hoảng năm 2008, kinh tế Việt Nam đã có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2006 là 8.23%; năm 2007 đạt 8.44% nhờ vào sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới khi gia nhập WTO

Từ năm 2008 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế, tăng trƣơng kinh tế Việt Nam tuy có chững lại song đang trên đà phục hồi từ cuối năm 2009, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2009 dù trong khủng hoảng nhƣng vẫn đạt 5.23%, cao hơn mức dự báo đƣợc đƣa ra bởi nhiều tổ chức nghiên cứu.

Tăng trƣởng kinh tế đạt những thành tựu trên cho thấy sản xuất cung hàng cho xuất khẩu cũng phát triển. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn nhỏ, các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế chƣa vững chắc, dễ chịu ảnh hƣởng bởi những biến động từ bên ngoài. Do đó cung hàng cho xuất khẩu vẫn chƣa thực sự ổn định. Bên cạnh đó, chất lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế chƣa cao, năng suất lao động nhìn chung còn thấp.

Về cơ cấu ngành kinh tế trong những năm qua đã tiếp tục chuyển biến tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, tỷ trọng nông nghiệp đã giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng. Cho đến năm 2008 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 17,57%, ngành công nghiệp là 41,60% và ngành dịch vụ là 40,83%, năm 2009, tỷ trọng ngành nông nghiệp là 17%, ngành công nghiệp là 41,6% và ngành dịch vụ là 41,4%. Điều này hàm ý cung hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đã chuyển dịch dần sang các sản phẩm công nghiệp với hàm lƣợng chế biến cao hơn. Tuy nhiên tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế Việt Nam còn chậm thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp và dịch vụ chƣa cao, bên cạnh đó do tác động của khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên tốc độ tăng trƣởng của tất cả các ngành đều sụt giảm, ảnh hƣởng tới cung hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng các ngành sản xuất trong nƣớc không đồng đều khiến cho cung hàng của các nhóm hàng là khác nhau (Hình 2.2.1). Nhƣ ở đây có thể

http://svnckh.com.vn 41

thấy đƣợc cung hàng nông sản cho xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trƣởng chậm hơn so với hàng công nghiệp chế biến.

Với thực trạng nêu trên, nhóm tác giả đƣa ra giả thuyết 3: tăng trƣởng GDP của Việt Nam có tác động lớn hơn tới nhóm hàng chế biến hoặc tinh chế so với nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế.

Một phần của tài liệu YẾu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)