11- Đánh bóng mặt 1Bột đỏ
4.3.4 Nguyên công đánh bóng
4.3.4.1 Đánh bóng lần 1 a> Thông số công nghệ
Chiều dài tay quay l1 = 28 mm Tốc độ trục chính: 150 vòng/phút
Tỷ số truyền giữa tay quay và trục chính k1 = 0,333 Áp lực mài(khí nén): 3,4 Kg (4000)
Cấp bột mài bằng tay Hạt mài: Bột trắng AR99 Thời gian 10 phút
Hình dạng bề mặt dụng cụ đánh bóng được làm đều như hình 4.7
Hình 4.7: Bề mặt dụng cụ cho lần đánh bóng đầu tiên 1- Bát đánh bóng, 2- Nhựa đánh bóng
b> Đo sai lệch độ phẳng bề mặt chi tiết so với dưỡng phẳng φ105 Sai lệch độ phẳng: 5 vòng newton (thấp đỉnh)
Nhận xét: Cũng như quá trình mài nghiền ta thay đổi áp lực mài tương ứng với lượng dư gia công thì chiều cao ở rìa tiếp tục giảm trong lần đánh bóng lần 2.
4.3.4.2 Đánh bóng lần 2
a> Với các thông số công nghệ như trên ta chỉ thay đổi lực mài ứng với lượng dư gia công với thời gian 10 phút
Bề mặt dụng cụ sửa như hình 4.8
Hình 4.8: Bề mặt dụng cụ được sửa cho đánh bóng lần 2
Hình 4.9: Giao diện đặt thông số công nghệ trong nguyên công đánh bóng b> Đo sai lệch độ phẳng bề mặt chi tiết so với dưỡng phẳng φ105
4.3.4.3 Đánh bóng tinh Thông số công nghệ:
Chiều dài tay quay l1 = 30 mm Tốc độ trục chính: 150 vòng/phút
Tỷ số truyền giữa tay quay và trục chính k1 = 0,333 Áp lực mài(khí nén): 2,4 Kg (3000)
Cấp bột mài bằng tay Hạt mài: Bột đỏ Fe2O3
Thời gian gia công t = 5 phút.
Sai lệch độ phẳng: 1 vòng newton (thấp đỉnh)
Nhận xét: - Với cách thay đổi áp lực mài nghiền và đánh bóng thì năng xuất gia công bề mặt phẳng chi tiết quang tăng nhưng độ chính xác bề mặt chi tiết vẫn đảm bảo.
- Có thể ứng dụng gia công nhiều bề mặt phẳng có kích thước khác nhau hoặc gia công các blốc chi tiết.
KẾT LUẬN
1> Phần thiết kế máy
- Máy chạy ổn định, êm, phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng phù hợp với nhiều kích thước sản phẩm
- Có thể tạo áp lực mài lớn cho mâm gá chi tiết φ300. Lực có thể điều khiển được cho mâm gá chi tiết từ φ80 ÷φ300.
- Máy có khả năng mài nghiền và đánh bóng ở chế độ tự động đạt kích thước, bán tự động hoặc bằng tay.
- Bên cạnh đó còn một số kết cấu chịu lực còn chưa phù hợp cho gia công chi tiết lớn, cần phải thay thế.
2> Phần gia công chi tiết quang
- Phân bố lực trong nguyên công mài nghiền và đánh bóng như sau: * Khi chi tiết ở dưới lượng dự phân bố ở miền nào nhiều thì lực phân bố lớn và miền nào ít thì phân bố nhỏ hơn. sao cho chênh lệch về phân bố lực giữa các miền không vượt quá 0,3 kg(đối với nghiền), 0,2 kg(đối với đánh bóng). Nếu vượt quá thì hướng gia công rất khó khống chế. * Đối với chi tiết ở trên thì lực phân bố như sau: nếu lượng dư lớn ở tâm(lồi đỉnh) thì khi lắc ra biên lực mài sẽ lớn còn khi lắc qua tâm thì lực sẽ nhỏ hơn. Với lượng dư phân bố ở rìa(cao rìa) thì phân bố lực ngược lại
- Khi điều chỉnh biên độ lắc sao cho cường độ gia công trên toàn bề mặt chi tiết là tương đối đồng đều thì dễ điều chỉnh.
- Trước khi đánh bóng bề mặt dụng cụ phải song song với bề mặt chi tiết để cường độ mài mòn đều hơn.
- Với cách thay đổi áp lực mài này mở ra hướng gia công tự động đạt kích thước trong quá trình mài nghiền và đánh bóng.
- Với nghiên cứu mài nghiền và đánh bóng có điều chỉnh áp lực theo phân bố lượng dư cục bộ tạo khả năng đạt độ chính xác cao và nâng cao năng suất gia công một cách hiệu quả.
- Sau khi kết thúc nguyên công mài nghiền nên để lượng dư phân bố ở rìa nhiều hơn tâm (thấp đỉnh) để khi đánh bóng ta mài mòn từ rìa vào tâm thì bề mặt chi tiết mới đạt độ bóng đều.
- Với kết quả nghiên cứu này mở ra hướng gia công cho các mặt phẳng có kích thước khác nhau.