Các yếu tố tăng cường độ gia công[5].

Một phần của tài liệu 231330 (Trang 68 - 71)

MÔ PHỎNG ĐỘNG HỌC VÀ ĐIỀU CHỈNH MÁY PM-300 3.1 Xác định quỹ đạo, vận tốc của đĩa gá so với đĩa mài [4]

3.3.3 Các yếu tố tăng cường độ gia công[5].

Sau khi chọn dạng hình học bề mặt dụng cụ và điều chỉnh máy với chế độ gia công trung bình nào đó thì phải tăng cường độ gia công để tăng năng

suất. Để đạt mục đích đó người ta phải thay đổi các thông số của chế độ gia công.

a> Tăng độ rắn của vật liệu gia công (bột mài hoặc bột đánh bóng ) làm tăng cường độ mài mòn chi tiết quang.

b> Tăng kích thước hạt làm tăng tỷ lệ lượng thuỷ tinh quang học bị bào mòn.

Kích thước hạt mài được giới hạn 150 µm cho bước mài thô đầu tiên là kinh tế, chiều sâu phá huỷ là hợp lý.

Ở tất cả các bước còn lại thì kích thước hạt được xác định từ kích thước hạt ở bước trước.

Khả năng tăng cường độ mài mòn bị hạn chế bởi sự cần thiết phải giảm dần chiều sâu của các lớp nhô và lớp rạn nứt. Sự phá hoại nguyên tắc đó là không nên bởi vì mài bằng hạt mài nhỏ hơn thì chiều sâu của các lớp được lấp đi chậm hơn nhiều lần và như vậy tính kinh tế không hợp lý.

c> Nồng độ huyền phù hợp lý.

Tăng nồng độ huyền phù không dẫn đến tăng cường độ mài mòn bởi vì các hạt nghiền lẫn nhau lớn hơn là tác dụng lên bề mặt thuỷ tinh.

Nếu giảm nồng độ thì giảm số hạt va đập có hiệu quả trên thuỷ tinh nên sự phá huỷ bề mặt bị chậm lại, cường độ mài mòn giảm.

d> Tăng lưu lượng huyền phù chảy vào bề mặt gia công: thì tăng cường độ gia công nếu như có kèm theo một sự gia công tăng cường.

Lưu lượng huyền phù còn phải tương ứng với công tiêu hao trên máy. Vì vậy nó cũng cần phải hợp lý. Ảnh hưởng của nó đến cường độ gia công cũng có thể mô tả như sơ đồ ảnh hưởng của nồng độ huyền phù.

Lưu lượng nhỏ quá dẫn đến xước. Lớn quá dẫn tới xuất hiện áp lực thuỷ tinh.e> Áp lực mài: Giữa áp lực và năng suất là một quan hệ tỉ lệ thuận. Tuy nhiên đến một giới hạn nào đó thì sẽ không thể kiểm soát được độ chính xác bề mặt nữa.

g> Lớp vật liệu trám bát đánh bóng

Hệ số ma sát càng cao thì năng suất càng lớn.

* Hệ số ma sát cho nhựa đường mịn (độ cứng 26): µ = 0.735

* Hệ số ma sát cho dạ: µ = 0.685

* Hệ số ma sát cho vải mịn: µ = 0.625

- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đánh bóng. ở nhiệt độ 20oC năng suất cao gần gấp đôi so với ở 5oC. Nhiệt độ đánh bóng thích hợp nhất nằm trong khoảng 23-28oC.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu 231330 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w