Phục vụ hànhlý xách tay thất lạc và hànhlý xách tay bỏ quên:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp hạn chế tình trạng hành lý bất thường cho Xí Nghiệp Thương Mại Mặt Đất Nội Bài doc (Trang 26 - 31)

a. Hành lý xách tay thất lạc:

- Hành khách có trách nhiệm bảo quản hành lý xách tay và tư trang của mình trong quá trình vận chuyển. Hãng vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường về những mất mát, thất lạc đối với hành lý xách tay và tư trang của khách, trừ phi mất mát, thất lạc đó là hậu quả trực tiếp do tai nạn tàu bay, hoặc do lỗi trực tiếp của nhân viên hãng vận chuyển hoặc do trang thiết bị trên máy bay gây ra. Tuy nhiên hãng vận chuyển vẫn hỗ trợ khách trong việc tìm kiếm những hành lý và tư trang bị mất nhưng hãng vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với những hành lý và tư trang này trong quá trình hỗ trợ khách, kể cả do sơ xuất của nhân viên hãng vận chuyển.

- Khi khách báo mất hành lý xách tay, cần hỏi khách những thông tin: Tên hành

khách, số hiệu chuyến bay và những chặng khách đã bay, số ghế, dấu hiệu nhận dạng đồ vật bị mất, hành trình tiếp theo của khách nếu có, địa chỉ liên hệ của khách.

- Gửi điện đến các sân bay liên quan thông báo các chi tiết nêu trên và đề nghị kiểm tra kho hành lý xách tay không người nhận.

- Nếu tìm thấy đồ vật bị mất, cần thông báo ngay cho khách đến nhận và hãng vận chuyển không có trách nhiệm chuyển những đồ vật này đến nhà cho khách.

- Nếu không tìm thấy, cũng phải thông báo cho khách.

b. Hành lý xách tay bỏ quên:

- Khái niệm: Hành lý xách tay bỏ quên là những đồ vật do khách để quên tại khu vực quầy làm thủ tục, phòng chờ ra máy bay hoặc trên máy bay.

- Lưu giữ hành lý xách tay bỏ quên:

+ Hành lý xách tay bỏ quên sẽ được gắn “Thẻ hành lý xách tay bỏ quên” và được chuyển đến bộ phận phục vụ hành lý thất lạc được lưu giữ và theo dõi.

+ Hệ thống Worldtracer cho phép mỗi sân bay được lưu các thông tin về hành lý xách tay bỏ quên tối đa 90 ngày kể từ ngày nhập dữ liệu.

+ Nếu đồ vật tìm thấy có giá trị, cần gửi điện thông báo cho các sân bay liên quan. + Hành lý xách tay bỏ quên được lưu tại sân bay 3 tháng, sau đó được thanh lý theo

các quy định hiện hành. - Chuyển trả:

Nếu nhận được yêu cầu trả hành lý xách tay bỏ quên, những đồ vật này sẽ được gửi trả như hành lý thất lạc.

* Chú ý: Đối với phục vụ hành lý thất lạc, hành lý bị hư hại, rách vỡ, hành lý bị mất mát, hao hụt trọng lượng, hành lý ký gửi không người nhận thì khi đóng hồ sơ phải cập nhật đầy đủ các thông tin về chi phí, bao gồm nhưng không giới hạn các chi phí bồi thường ban đầu, chi phí vận chuyển, chi phí bồi thường cuối cùng, chi phí khác ... Các chi phí này có thể là đồng ngoại tệ. Ngoài ra, phải xác định được sân bay gây lỗi và nguyên nhân phục vụ sai hành lý. Các mã nguyên nhân phục vụ sai hành ý được chuẩn hoá theo quy định của IATA.

Thực trạng về hành lý bất thường tại Xí nghiệp thương mại mặt đất nội Bài

2.1. Tổng quan về hàng không dân dụng việt nam

2.1.1 QUá trình hình thành và phát triển của hàng không dân dụng việt nam

2.1.1.1. Hàng không dân dụng Việt Nam trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa Xã hội, đấu tranh giải phóng miền Nam (1956-1975) nghĩa Xã hội, đấu tranh giải phóng miền Nam (1956-1975)

Ngày 15 - 01 - 1956 Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Việt Nam. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời và phát triển của ngành Hàng không dân dụng nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà.

Tháng 2 - 1956, các chuyến bay nội địa bắt đầu được thực hiện: Thủ đô Hà Nội đi Vinh (2-9-1956), Đồng Hới (10-1956), Nà Sản, Điện Biên (25-11-1958). Trước đó ngày 01-5-1956 đường bay quốc tế đầu tiên từ Hà Nội - Bắc Kinh được khai trương sau khi ký kết hiệp định vận chuyển hàng không Việt Nam - Trung Quốc.

Ngày 24-01-1959 Cục Không quân thuộc Bộ quốc phòng được thành lập. Hoạt động của Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) do Cục không quân quản lý.

2.1.1.2. Hàng không dân dụng Việt Nam không trong thời kỳ phát triển (1976-1989)

Ngày 11-02-1976, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP thành lập Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng trước đó. Tổng Cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung ương và Bộ quốc phòng làm nhiệm vụ kinh tế hàng không, tổ chức vận tải hàng không phục vụ nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội và là đơn vị vận tải quân sự của quân đội.

Trong thời gian nay, các tuyến bay của Hàng không Việt Nam liên tục được phát triển khắp cả nước như tuyến Hà Nội - Đà Nẵng - Tân Sơn Nhất, ngành còn mở các tuyến bay đến nhiều sân bay lẻ trong cả nước. Ngoài ra ngành còn mở thêm một số tuyến bay quốc tế tới Thái Lan, Philippin, Malaixia, Singapore.

2.1.1.3. Ngành Hàng không dân dụng thực sự hạch toán kinh tế, bước đầu hoà nhập cùng với Hàng không quốc tế (1989-1995) nhập cùng với Hàng không quốc tế (1989-1995)

- Ngày 29-8-1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 225/CT thành lập Tổng

công ty Hàng không Việt Nam (tiếng Anh là Vietnam Airlines) - một đơn vị quốc doanh trực thuộc Tổng cục Hàng không dân dụng và tách khỏi Bộ quốc phòng.

- Ngày 31-3-1990 Hội đồng Nhà nước quyết định giải thể Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, giao Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện quản lý Nhà nước về ngành Hàng không dân dụng và thành lập Vụ Hàng không để giúp Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước này.

- Ngày 30-6-1992, Hội đồng bộ trưởng đã giải thể Vụ Hàng không và thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.

- Theo quyết định số 745 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập được thành lập, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng Không Dân dụng Việt Nam.

- Theo quyết định 328/TTg ngày 27/5/1995, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập lấy Hãng Hàng không quốc gia làm nòng cốt. Hiện nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nghị định số 4/CP ngày 27/1/1996.

2.1.1.4. Giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và hội nhập quốc tế của Hàng không

Việt Nam (1996-nay)

- Ngày 27/01/1996 Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Hiện nay Ông Nguyễn Sỹ Hưng giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Hiển là Tổng Giám Đốc.

- Năm 2001 sân bay Nội Bài đưa vào khai thác nhà ga T1, đảm bảo phục vụ 2,5 đến 3 triệu khách/năm. Sau khi hoàn thành toàn bộ sẽ phục vụ khoảng 5-6 triệu khách/năm. - Sân bay Tân Sơn Nhất đã được đầu tư trên 3 triệu USD để cải tạo nâng cấp nhà ga

với công suất 2-1,5 triệu khách/năm.

- Sân bay quốc tế đã có các hãng HK lớn khai thác như: CX, TG, KLM, SQ, KE, JL, CZ, MH ...

- Tháng 5 - 2003, ngành Hàng không chuyển về trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp thương mại mặt đất Nội

Bài

- Sau khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thành lập ngày 20/04/1993 thì Tổng giám đốc Hãng hàng không Việt Nam và Trưởng ban tổ chức cán bộ đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài ngày 01/06/1993 trên cơ sở tiền thân là Phòng vận chuyển thuộc sân bay quốc tế Nội Bài. Khi đó Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài là đơn vị thành viên của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines.

- Ngày 30/06/1997 Hội đồng quản trị Tổng công ty hàng không Việt nam mới chính thức ra quyết định thành lập Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, tách ra khỏi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và nằm trong khối hạch toán phụ thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam và cũng chính là Xí nghiệp thương mại mặt đất ngày nay.

- Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài có:

Tên giao dịch là:

Noibai international Airport Ground Services (viết tắt là NIAGS).

Trụ sở chính của Xí nghiệp thương mại mặt đất tại: Sân bay quốc tế Nội Bài – Thành phố Hà Nội.

Tel: 84-4-8865002 Fax: 84-4-8865059 84-4-8865060 84-4-840741 Email: Niags@hn.vnn.vn

SITA: HANKDVN

2.1.2.2. Chức năng - nhiệm vụ của xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp hạn chế tình trạng hành lý bất thường cho Xí Nghiệp Thương Mại Mặt Đất Nội Bài doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)