BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu 256839 (Trang 56 - 58)

Từ những đánh giá chung về chương trình 135 cũng như quá trình thực hiện chương trình tại huyện Võ Nhai ta rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình phải đồng bộ, không chồng chéo, phải tôn trọng và lấy ý kiến từ cơ sở, dân cần gì trước ta làm trước, chọn đúng hạng mục đầu tư, đầu tư đúng trọng điểm, giải thích để nhân dân hiểu và hợp tác tích cực cùng thực hiện chương trình. Những công trình dự án nào nhân dân được tham gia bàn bạc ngay từ đầu thì sự huy động được nguồn lực tốt hơn. Nhằm đối ứng của nhân dân nên đưa vào các hạng mục mà nhân dân có thểm tham gia trực tiếp bằng công lao động, điều đó sẽ tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng tham gia đối ứng được nhanh hơn, đầy đủ hơn. Tăng thêm thu nhập cho các hộ nghèo.

- Phải thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình trên cùng địa bàn, tránh lãng phí đồng thời mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn. Nhiều nơi không thực hiện tốt công tác này nên đã gây lãng phí tiền của và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân, gây dư luận không tốt, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ, vào Đảng và Nhà nước. Ví dụ: Tại xã Đồng Văn – Tân Kỳ – Nghệ An hiện nay có tới 2 đường dây điện dài 4km đang cùng xây dựng dở dang trên cùng một

dùng. Tại công trình đó có một công trình được thực hiện bằng nguồn vốn 135 đang xây dựng dở dang thì thiếu vốn nên dừng lại, một công trình mới xâydựng năm 2004 được đầu tư với nguồn vốn 7 tỷ đồng, đến nay do 2 đường dây chùng nhau gây khó khăn trong việc thực hiện thì dừng lại không xây dựng tiếp được. Đây là một hiện tượng đáng phê phán, là một lãng phí lớn, thể hiện công tác chỉ đạo chương trình 135 quá lỏng lẻo tại đây, không có sự thống nhất, lồng ghép có hiệu quả các chương trình trên cùng địa bàn nên đã dẫn đến hiện tượng đáng buồn trên.

- Cần phát huy nội lực của địa phương, tránh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Do vốn các chương trình 135 cấp cho mỗi xã ĐBKK chỉ có hạn, nếu chỉ sử dụng phân tán, chia đều cho các dự án hoặc không có lồng ghép giữa các dự án thì các công trình sẽ kéo dài thời gian thực hiện, hiệu quả đầu tư thấp. Giải pháp là phải huy động đóng góp công sức của nhân dân, thực hiện chủ trương. Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời thực hiện lồng ghép các chương trình dự án trên cùng địa bàn để đầu tư dứt điểm từng hạng mục công trình.

- Thực hiện chủ trương: Dân biết- dân bàn- dân làm- dân kiểm tra để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân và chương trình cũng đáp ứng đúng mong muốn của nhân dân. Dân cùng làm cùng kiểm tra sẽ tránh hiện tượng thất thoát và không đảm bảo chất lượng công trình.

- Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng cần có quy chế quản lý, bàn giao dân chủ, công khai, rõ ràng để việc khai thác và sử dụng công trình đạt hiệu quả cao nhất. Cần có cơ chế bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời khi xuống cấp.

- Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành để tổ chức chỉ đạo thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, tham mưu trong quá trình thực hiện để nhằm đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu 256839 (Trang 56 - 58)