LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH ĐIỆN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình (Trang 111 - 114)

L = Lợi tức trước thuế – Thuế lợi tức L = 727112135 - 145422427

L = 581689708 đ/năm

Lợi nhuận của ngành điện trên 1 kWh là: l = 581689708/23855385 = 24,4 đ/kWh

Vậy giá bán điện trên 1kWh tại thanh cái trạm tiêu thụ lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình là:

gd = ctt + l +T1 +T2 = 409,5 + 24,4 +5,85 + 6,1 = 445,85 đ/kW

Với giá bán điện bình quân của huyện hiện nay là 440 đ/kWh thì ngành điện phải chịu lỗ 5,85 đ/kWh.

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Quốc Doanh – Điện 45A

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo vũ Hải Thuận, các thầy cô giáo trong bộ môn cung cấp và sử dụng điện cùng các cán bộ trong Sở điện lực Thái Bình và các anh chị trong Chi nhánh điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình. Đến nay đề tài: “Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng trên lưới huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình” đã cơ bản hoàn thành. Qua những phân tích ở trên chúng tôi đưa ra một số kết luận và đề nghị sau:

* Kết luận.

Việc cải tạo và nâng cấp lưới điện huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình là một việc hết sức cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, giảm giá bán điện nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho địa phương củng cố và phát triển kinh tế.

Trong đề tài này chúng tôi nêu lên phương pháp tính giá thành truyền tải và giá bán điện năng. Đưa ra một các hệ thống giá bán điện năng. Và các phương pháp giảm giá thành giá bán điện năng

* Kiến nghị.

Nông dân và nông thôn có vị trí quan trọng trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt với tỉnh nông nghiệp như Thái Bình. Nghị quyết BCHTW Đảng lần thứ V về " Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn". Xây dựng lưới điện và quản lý giá bán điện sinh hoạt nông thôn ở Thái Bình là một trong những nội dung cụ thể của nghị quyết nhằm phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giàu mạnh văn minh theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Quốc Doanh – Điện 45A

70% công trình đã đưa vào sử dụng trên 15 năm đến 25 năm và trong thời gian đó chủ yếu là khai thác để phục vụ, việc củng cố tu bổ rất hạn chế, đến nay đã xuống cấp, không đảm bảo độ tin cậy trong vận hành và cung cấp điện. Đề nghị Nhà nước và các cơ quan trong ngành xem sét cơ chế vốn để cơ sở đủ sức tập trung cho công tác đại tu, cải tạo hệ thống điện, trước hết cần ưu tiên những lưới điện đã đua vào sử dụng lâu năm.

+ Hiện nay, nguồn vốn để xây dựng lưới điện sinh hoạt nông thôn là vốn địa phương, chủ yếu do nhân dân tự đóng góp, do kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên nguồn vốn này rất hạn chế, các công trình điện thường xây dựng không đồng bộ, thời gian xây dựng kéo dài. Đề nghị Nhà nước nên có cơ chế cho các xã xây dựng, cải tạo nâng cấp công trình điện với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trỡ một phần kinh phí, bớt đi những khoản đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

+ Về giá điện nông thôn: Giá điện tiêu dùng từ thành phố đến nông thôn đều là 700đ/kWh như vậy là không công bằng vì: các thị xã, thành phố được nhà nước đầu tư xây dựng mạng lưới điện trong khi đó ở nông thôn, nông dân phải bỏ tiền ra để xây dựng lưới điện. Đề nghị Nhà nước xem xét đẻ giảm giá bán điện đến người tiêu dùng ở nông thôn.

+ Đề nghị Nhà nước có chính sách gọi vốn đầu tư trang bị công nghệ chế biến nông hải sản để giải quyết đầu ra cho nông nghiệp và nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở vật chất lưới điện đã phủ kín ở huyện Quỳnh Phụ và trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w