I. ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT CẤU CỦA GIÁ THÀNH ĐIỆN NĂNG
a) Dùng tụ bù tĩnh để điều chỉnh điện áp.
Tụ bù tĩnh có thể mắc ngay trên đầu vào của tụ điện hoặc trên thanh cái máy biến áp hay trên các điểm nút. Có thể đặt độc lập hoặc đặt từng nhóm theo sơ đồ đấu sao hoặc tam giác.
Tụ bù tĩnh có tác dụng nâng cao hệ số cosϕ của mạng, làm giảm được tổn thất và điều chỉnh được điện áp cho phù hợp với mức độ điện áp của tụ điện.
* Ưu điểm của tụ bù tĩnh: - Làm việc êm dịu, tin cậy. - Kết cấu đơn giản
- Điều chỉnh công suất dễ dàng bằng cách tăng hoặc giảm số lượng tụ - Có thể sử dụng làm tăng độ đối xứng của lưới và tăng cosϕ .
* Nhược điểm:
- Không thể điều chỉnh trơn được mà phải điều chỉnh từng cấp.
- Có thể gây mất ổn định của lưới điện vì công suất phát của tụ phụ thuộc vào điện áp mạng.
QC = 3. U2.ω.C.10-3 (kVAr) (2.4.8) Khi điện áp U giảm dẫn đến công suất phát QC của tụ giảm đi làm cho
∆U tăng lên dẫn đến U càng giảm và QC càng giảm, cứ như thế hình thành một tháp sụt áp làm giảm sự ổn định của lưới điện.
Việc tính toán công suất của tụ người ta căn cứ vào giá trị điện áp lưới tại vị trí thụ điện cần bù và mức độ thay đổi điện áp trên các phần tử của lưới điện khi mắc tụ.
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Quốc Doanh – Điện 45A ∑ = P p C V V Q 0 . 1 , 0 (kVAr) (2.4.9) Trong đó: Vp: độ lệch điện áp cần bù, (%) Vp = VCP – V
VCP: Độ lệch điện áp cho phép ứng với giới hạn dưới. V: Độ lệch điện áp thực tế trên đầu vào thụ điện
V0PΣ: Tổng độ gia tăng điện áp trên các phần tử lưới điện khi đặt tụ.