MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NH ĐT&PT VN VÀ NHÀ NƯỚC 1 Một số kiến nghị với NH ĐT&PT VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 54 - 59)

Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam, uy tín cũng như thương hiệu BIDV đã trở nên quen thuộc. Cũng chính vì thế mà NH ĐT&PT VN cần phải có những biện pháp đổi mới hơn nữa, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý để ngày càng phát huy truyền thống cũng như thương hiệu BIDV trong quá trình hiện đại hóa đất nước.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, không chỉ với các ngân hàng trong nước mà cả với các ngân hàng nước ngoài. Với những lợi thế sẵn có ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng, tín dụng xuất nhập khẩu. Muốn làm được điều này, cần thiết phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ yêu nghề, nhiệt huyết và có tư cách đạo đức tốt, ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu thị trường và các nhu cầu của khách hàng để đưa ra được các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển lâu dài, hiệu quả.

Để lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu ngày càng có hiệu quả hơn, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư công nghệ và có chiến lược phát triển lâu dài cả về vấn đề nhân lực, khách hàng, vốn và huy động vốn. Có như vậy thì hoạt động tín dụng, tín dụng nhập khẩu mới thực sự phát triển ổn định đem lại doanh thu và nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng. Ngân hàng nên nới lỏng hơn các quy định trong giao dịch mua bán ngoại tệ như cho phép giao dịch liên chi nhánh và với các chi nhánh bên ngoài nhưng phải trong hạn mức cho phép. Tỷ giá mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng TW với Chi nhánh nên mang tính chất hỗ trợ nhiều hơn, không thực hiện chênh lệch giá mua bán với Chi nhánh để tạo điều kiện cho Chi nhánh có thể tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Ngân hàng phải chủ động hơn nữa tham gia vào thị trường liên ngân hàng, tạo ra một thị trường ngân hàng thống nhất đem lại sức cạnh tranh cao cho ngành ngân hàng Việt Nam trong thời hội nhập.

Tích cực phát động các phong trào thi đua trong toàn hệ thống BIDV, dần xóa bỏ những hạn chế còn tồn tại, thực hiện các hình thức tài trợ nhập khẩu đa dạng phong phú để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Chú trọng hơn nữa khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Hội sở chính nên từng bước áp dụng cơ chế một cửa trong việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Chi nhánh và chế độ thông tin báo cáo của Chi nhánh với TW.

2. Một số kiến nghị với Nhà nước

Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, đây là lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển, hội nhập của đất nước. Vì vậy, Nhà nước phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đổi mới các cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, hoàn thiện hành lang pháp lý. Nhà nước cần có biện pháp quản lý phù hợp, hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng tự hào, kinh tế phát triển và đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng. Đây là một cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân để đưa nước ta ngày càng phát triển, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Quả thật vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao, trong năm 2006 vừa qua nước ta đã tổ chức thành công hội nghị APEC, đã trở thành thành viên chính thức của WTO sau hơn 10 năm nộp đơn xin gia nhập… Để tiếp tục phát triển và hội nhập hơn nữa, Nhà nước ta không thể không sử dụng một công cụ có tính chiến lược đó là chính sách về tiền tệ, mà thông qua hệ thống ngân hàng thì chính sách tiền tệ của Nhà nước mới phát huy được vai trò và ảnh hưởng của nó.

Hệ thống ngân hàng là nơi nắm giữ tài chính của cả nước, nó như một cái van để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Chính vì thế, Nhà nước

cần đặc biệt quan tâm, ưu đãi tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển hơn nữa. Nhà nước cần trao quyền tự chủ hơn nữa cho NHNN, đảm bảo NHNN là NHTW thực sự, độc lập tự chủ trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Mục tiêu chủ yếu là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng–tiền tệ, góp phần tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tăng cường hiệu lực của NHNN về quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối, tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Tăng nhanh dự trữ ngoại hối Nhà nước, thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường.

KẾT LUẬN

Tài trợ ngoại thương nói chung và tín dụng nhập khẩu nói riêng với một nước đang phát triển như Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kình tế, nhất là trong khi nước ta đang tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay. Vì vậy, trong 15 tuần thực tập tại Chi nhánh Đông Đô-NH ĐT&PT VN, em đã chọn đề tài: Thực trạng và

các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô-NH ĐT&PT VN để tìm hiểu và viết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Qua Chuyên đề này,

chúng ta có thể thấy được phần nào tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình tín dụng nhập khẩu nói riêng tại BIDV Đông Đô, chúng ta cũng có thể thấy được những khó khăn thách thức mà Chi nhánh Đông Đô hay toàn ngành Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian tới.

Chi nhánh Đông Đô vẫn luôn nỗ lực để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất cũng như giữ vững và phát huy được truyền thống vốn có của NH ĐT&PT VN, đóng góp cho sự phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam.

Do trình độ còn hạn chế nên Chuyên đề sẽ không tránh khỏi những sai sót, em mong có được sự góp ý và chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo. Thời gian 15 tuần thực tập ở Chi nhánh Đông Đô tuy không ngắn nhưng cũng chưa phải là dài để em có hiểu biết toàn diện và sâu sắc về hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ ở nơi đây. Tại đây, em đã có điều kiện được tìm hiểu rất nhiều về hoạt động hàng ngày của một nhân viên ngân hàng, cũng như những hoạt động nghiệp vụ của các nhân viên nơi đây. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và sự chỉ bảo tận tình của các anh chị tại phòng Tín dụng I em đã hoàn thành Chuyên đề này. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Th.s Đinh

Lê Hải Hà và các cô chú, anh chị tại Chi nhánh Đông Đô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w