MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU Ở CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ NH ĐT&PT VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 51 - 54)

KHẨU Ở CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ NH ĐT&PT VN

Chi nhánh luôn không ngừng đổi mới hoạt động, đề ra các biện pháp phát triển hoạt động chung của toàn Chi nhánh, cũng như hoạt động tín dụng nhập khẩu nói riêng. Là một sinh viên thực tập, qua tìm hiểu những hoạt động nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh em xin đề ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng nhập khẩu tại Chi nhánh.

1. Thu hút nguồn vốn huy động tại Chi nhánh

Trong điều kiện áp lực cạnh tranh và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc thu hút được những nguồn vốn rẻ, ổn định từ dân cư hay những tổ chức kinh tế là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng lớn tại Chi nhánh.

Trước hết, Chi nhánh cần có giải pháp về lãi suất nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch. Có thể nói đây là một giải pháp chủ yếu để thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư cũng như từ các doanh nghiệp…vì lãi suất chính là đòn bẩy và là công cụ quan trọng để thu hút khách hàng gửi tiền. Hiện nay, các ngân hàng nhất là các ngân hàng cổ phần thường huy động vốn với lãi suất cao, kỳ hạn đa dạng nên để thu hút được khách hàng Chi nhánh cần có các chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, bám sát những thay đổi lãi suất trên thị trường để có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, nhanh chóng. Có thể áp dụng các hình thức lãi suất bậc thang cho tất cả các kỳ hạn đang huy động tại Chi nhánh, vì tỷ lệ huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Cần thiết phải xây dựng lãi suất dồng bộ linh hoạt, hình thức huy động đa dạng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhân dịp kỷ niệm nhân ngày lễ lớn của đất nước, chủ động đề xuất các sản phẩm huy động mới tại Chi nhánh.

Trình độ, phong cách giao dịch của nhân viên phải không ngừng được nâng cao. Điều này không chỉ đòi hỏi người cán bộ trực tiếp giao dịch phải thành thạo trong công việc, thường xuyên cập nhật các kiến thức cơ bản về vốn, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, về thị trường tiền tệ… phải giải thích và tư vấn tốt cho khách để làm nổi bật lợi ích của khách hàng và thu hút họ bằng chính sự hiểu biết vững vàng của mình.

Một giải pháp không thể thiếu là “chính sách khách hàng”, cần công bố rộng rãi trên cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Có chính sách quan tâm cụ thể đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống của Chi nhánh. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến mại và hoạt động tổ chức các chương trình huy động dư nợ dự thưởng cần được làm thường xuyên để thu hút sự quan tâm của khách nhiều hơn.

Việc mở rộng và phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ gửi và rút tiền tại nhà đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thời gian gửi dài cũng được quan tâm nhiều hơn.

Trên tất cả, muốn làm tốt công tác khách hàng đòi hỏi tập thể cán bộ Chi nhánh phải có lòng yêu ngành, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm với công việc. luôn tích cực học tập những kiến thức mới, những kinh nghiệm của thế hệ đi trước và tự trau dồi chuyên môn.

Huy động vốn là một công việc quan trọng, nó chính là công tác tạo nguồn đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu làm tốt công tác này thì hoạt động tín dụng, tín dụng nhập khẩu mới có cơ sở để phát triển và đạt hiệu quả cao.

2. Mở rộng nguồn vốn ngoại tệ và nâng cao chất lượng tín dụng nhập khẩuở Chi nhánh ở Chi nhánh

Ngân hàng cần giữ mối liên hệ thường xuyên với các khách hàng, theo dõi hoạt động của họ cũng như sự luân chuyển đồng vốn của mình để kịp thời xử lý khi có những

dấu hiệu bất thường hay rủi ro xảy ra. Điều này sẽ giúp ngân hàng gần gũi hơn với khách hàng, nắm bắt được xu hướng phát triển, thay đổi của thị trường.

Có những chính sách thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia tích cực vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tăng cường trao đổi thông tin về các dối tác nước ngoài với các ngân hàng bạn để nắm bắt các thông tin về khách hàng một cách chính xác và kịp thời.

Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ gắn với tín dụng và phi tín dụng, coi trọng chất lượng dịch vụ, tăng thêm tiện ích, cải thiện các giao dịch về thời gian và các thủ tục hành chính.

Khai thác tối đa cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại có thể nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và tiện ích cao. Phấn đấu trong năm 2007 triển khai từ 35-40 sản phẩm dịch vụ mới để cung ứng ra thị trường, trong đó có khoảng 5 dịch vụ phục vụ cho hoạt động tín dụng nhập khẩu.

3. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu

Muốn nâng cao hiệu quả tín dụng nhập khẩu thì cần thiết phải đa dạng hóa các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu:

Với những dự án lớn, Chi nhánh cần thực hiện hoạt động đồng tài trợ với các chi nhánh khác, ngân hàng khác như vậy sẽ giúp Chi nhánh không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, tận dụng được các nguồn vốn nhỏ, chia sẻ rủi ro.

Phát triển các hoạt động bảo lãnh và chiết khấu chứng từ, hoạt động này đang ngày càng phát đạt và đem lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng.

Mở rộng hoạt động thanh toán bằng L/C đối với hàng nhập khẩu, mở rộng hoạt động này có thể giúp Chi nhánh nâng cao uy tín với các doanh nghiệp,các ngân hàng bạn tạo mối quan hệ bạn hàng thân thiết với các khách hàng.

Hiện nay khách hàng của Chi nhánh sử dụng tín dụng và tín dụng nhập khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, Chi nhánh đã xác định việc đa dạng hóa các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được xem là vô cùng năng động và hoạt động khá hiệu quả. Để hoạt động tín dụng, tín dụng nhập khẩu có hiệu quả cao Chi nhánh cần phải: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được với các dịch vụ này của Chi nhánh. Tăng cường công tác tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng mới và các dự án có hiệu quả. Thành lập các nhóm tiếp thị khách hàng, phát triển khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ có sẵn. Bên cạnh tăng trưởng phải đi đôi với an toàn trong hoạt động tín dụng, vì vậy trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh phải dựa trên việc tập trung phân loại khách hàng, lựa chọn các khách hàng tốt, khoản vay tốt, điều kiện tín dụng đảm bảo cho vay và tăng trưởng bền vững.

5. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Đẩy nhanh công tác đào tạo cả trình độ chuyên môn và trình độ quản lý, tập trung vào các nghiệp vụ: Tín dụng, thanh toán quốc tế, tin học, ngoại ngữ, pháp luật…, gắn đào tạo với công tác quy hoach cán bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực khi sắp xếp tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Tập trung bồi dưỡng cán bộ năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị, có năng lực điều hành… để đề bạt bổ sung cán bộ Lãnh đạo cho các Phòng, tổ nghiệp vụ chuyên môn.

Cần rà soát, sắp xếp lại cán bộ để phát huy hết khả năng hiện có. Bố trí cán bộ theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc” theo mô hình hiện đại hóa. Tổ chức thi đua về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên chi nhánh, khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến quy trình nghiệp vụ, phương thức làm việc trong toàn Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w