2.1. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng muối NaCl
Dung dịch NaCl có tác dụng diệt khuẩn vì nó tạo tạo áp suất thẩm thấu và làm biến tính protein tế bào vi sinh vật, gây nên các tổn thương, làm tăng nhanh quá trình hô hấp và mất nước. NaCl là loại hóa chất rẻ tiền, dễ mua, và nó được dùng nhiều trong sát trùng vết thương hoặc trị các bệnh ngoài da ở người và động vật trên cạn, trị các bệnh do ký sinh trùng trên động vật thủy sản ở nước ngọt. Vì vậy chúng tôi quyết định thử nghiệm NaCl trị ngoại ký sinh trùng trên cá Chép nhằm tìm ra nồng độ an toàn và hiệu quả.
Trong thí nghiệm này chúng tôi áp dụng cả hai phương pháp ngâm và tắm, mỗi phương pháp thử nghiệm với 3 nồng độ khác nhau. Phương pháp tắm với 3 nồng độ 2%, 3%, 4%, sau 5-10 phút, cho cá vào nước sạch. Phương pháp ngâm với 3 nồng độ 0,2%, 0,3%, 0,4%, sau 20 - 24 giờ vớt cá ra nước sạch. Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra da và mang cá để đánh giá hiệu quả của việc xử lý bằng NaCl. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng NaCl
Qua bảng 4.4 cho thấy đối với trùng bánh xe Trichodina nobilis ở phương pháp tắm NaCl, trong 3 lần tiến hành làm thí nghiệm, việc sử dụng NaCl có hiệu quả cao ở cả 3 nồng độ: 2%, 3%, 4%. Khi kiểm tra tổng số 270 mẫu cá bệnh đã qua xử lý tắm NaCl của 3 lần thí nghiệm chúng tôi thấy ở nồng độ 3% và 4% tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe là 0%, còn ở 2% thì tỷ lệ nhiễm trung bình là 3,33%, cường độ nhiễm 1-2 trùng/1 mẫu, lô đối chứng tỷ lệ nhiễm là 100%. Trong quá trình tắm, cá bơi chậm chạp, còn hay nổi đầu mặc dù đã có sục khí liên tục, cá mất nhớt, mất màu bình thường. Ở nồng độ 4%, tắm trong thời gian 2-4 phút, sau đó cá có hiện tượng nổ mắt và chết, ở 2% cá Đợt thí nghi ệm Tên ký sinh trùng Tỉ lệ nhiễm bệnh (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Phương pháp tắm Đối chứng
Phương pháp ngâm Đối chứng 4% 3% 2% 0,4% 0,3% 0,2% 1 Trichodina nobilis 0 0 3,33 100 0 3,33 20 100 Centrocestus formosanus 50 53,33 56,67 56,67 53,33 66,67 63,33 70 Dactylogyrus 33,33 43,33 46,67 50 30 36,67 40 46,67 2 Trichodina nobilis 0 0 6,67 100 0 6,67 20 100 Centrocestus formosanus 66,67 80 76,67 86,67 73,33 66,67 86,67 80 Dactylogyrus 40 53,33 60 70 53,33 56,67 66,67 66,67 3 Trichodina nobilis 0 0 0 100 0 3,33 16 100 Centrocestus formosanus 66,67 73,33 80 83,33 66,67 66,67 80 76,67 Dactylogyrus 36,67 43,33 53,33 60 46,67 53,33 53,33 60
hoạt động bình thường.
Nguyên nhân do môi trường nước có nồng độ NaCl cao, lúc đó môi trường nước là môi trường ưu trương so với môi trường bên trong cơ thể cá và bên trong cơ thể trùng bánh xe. Sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường làm rối loạn áp suất thẩm thấu, dẫn đến cá và trùng bánh xe bị mất nước. Da cá sẽ bị mất nhớt. Trùng bánh xe bị chết hoặc nhả ký chủ ra.
Đối với phương tắm, ở cả 3 lần tiến hành làm thí nghiệm, việc sử dụng NaCl có hiệu quả khá cao. Trong tổng số 270 mẫu cá kiểm tra, có 90 mẫu cá bệnh đã qua xử lý của 3 lần thí nghiệm ở nồng độ 0,4% thì tỷ lệ nhiễm là 0%. Còn ở 0,3% thì tỷ lệ nhiễm trung bình 6,67%, cường độ nhiễm 1- 6 trùng/1 mẫu. Ở nồng độ 0,2% tỷ lệ nhiễm trung bình 18,67%, cường độ nhiễm 1- 9 trùng/1 mẫu. Lô đối chứng tỷ lệ nhiễm là 100%, cường độ nhiễm 90-115 trùng/ 1 mẫu. Trong quá trình ngâm, có sục khí liên tục, cá vẫn bơi lội bình thường, không bị mất nhớt.
Lúc này nồng độ giữa hai môi trường chênh lệch nhau không lớn nên cá không bị mất nhớt, cá khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch này làm rối loạn áp suất thẩm thấu của trùng bánh xe làm cho trùng chết hoặc nhả ra khỏi cá.
Đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus, cả 2 phương pháp ngâm và tắm NaCl đều không có hiệu quả. Kiểm tra tổng số 540 mẫu cá bệnh đã qua xử lý, tỷ lệ nhiễm 2 loài ký sinh trùng trên vẫn cao, thậm chí không thuyên giảm kể cả ở nồng độ cao nhất là 4%.
2.2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4
Thuốc tím KMnO4có dạng tinh thể nhỏ dài, 3 cạnh, màu tím, không có mùi vị, dễ tan trong nước, có khả năng oxy hóa mạnh. Nó được dùng nhiều trong tẩy trùng. Trên động vật thủy sản, người ta cũng đã dùng để trị các bệnh về ngoại ký sinh trùng. Vì vậy chúng tôi quyết định thử nghiệm KMnO4 trị ngoại ký sinh trùng trên cá Chép nhằm tìm ra nồng độ an toàn và hiệu quả.
Điều kiện làm thí nghiệm được đảm bảo ở mức thích hợp: pH là 7 – 7,5; nhiệt độ 21 – 230C, sục khí liên tục, sử dụng nước giếng khoan. Trong thí nghiệm này chúng tôi áp dụng cả hai phương pháp ngâm và tắm, mỗi phương pháp 3 nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4
Đối với trùng bánh xe Trichodina nobilis, phương pháp tắm KMnO4 ở 3 nồng độ 20 ppm, 15ppm, 10 ppm trong 30-60 phút, sau đó chuyển cá sang nước sạch. Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi thấy cá bơi lội bình thường, cá khỏe, nhanh nhẹn. Cả 3 nồng độ có khả năng trị trùng bánh xe khá tốt. Ở nồng độ 20ppm tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe chỉ còn 0%. Ở nồng độ 15ppm và 10ppm tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe cao nhất là 10%, cường độ nhiễm 1-3 trùng/1 mẫu. Lô đối chứng có tỷ lệ cảm nhiễm 100%.
Đợt thí
nghiệm Tên ký sinh trùng
Tỉ lệ nhiễm bệnh (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Phương pháp tắm (ppm) Đối chứng Phương pháp ngâm (ppm) Đối chứng 20 15 10 2 1,5 1 1 Trichodina nobilis 0 0 10 100 46,67 66,67 93,33 100 Centrocestus formosanus 30 33,33 36,67 36,67 53,3 56,67 53,33 50 Dactylogyrus 43,33 43,33 46,67 50 30 36,67 40 36,67 2 Trichodina nobilis 0 0 6,67 100 43.33 60 83,33 100 Centrocestus formosanus 40 36,67 50 53,33 43,33 46,67 50 50 Dactylogyrus 36,67 50 46,67 53,33 40 43,33 46,67 46,67 3 Trichodina nobilis 0 3,33 6,67 100 50 70 86.67 100 Centrocestus formosanus 47,7 53,3 50 60 56,67 66,67 60 66,67 Dactylogyrus 36,67 43,33 53,33 60 47,7 53,3 53,3 56,67
Phương pháp ngâm thử nghiệm với 3 nồng độ 2 ppm, 1,5ppm, 1 ppm ngâm trong 20h -24h, sau đó chuyển cá sang nước sạch. Trong quá trình thí nghiệm cá bơi lội bình thường, cá có hiện tượng mòn cụt các vây, cá khỏe. Cả 3 nồng độ khả năng trị trùng bánh xe thấp. Ở nồng độ 2ppm tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe dao động từ 43,33% đến 50% % với cường độ nhiễm 2-25 trùng/1 mẫu cá. Ở nồng độ 1,5ppm có tỷ lệ nhiễm cao dao động từ 60%-70%. 1ppm tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe rất cao 83.33%-93,33%, cường độ nhiễm 1-32 trùng/1 mẫu. Tuy tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe sau khi xử lý ngâm KMnO4 vẫn cao nhưng cường độ nhiễm có giảm so với lô đối chứng là 90-115 trùng/1 cá.
Cơ chế diệt khuẩn của KMnO4 như sau:
2KMnO4 + H2O = 2KOH + 2 MnO2 +3O
Dung dịch oxy hóa mạnh, gặp chất hữu cơ oxy nguyên tử [O] vừa giải phóng lập tức kết hợp chất hữu cơ nên không xuất hiện bọt khí và làm giảm tác tác dụng diệt khuẩn. MnO2 kết hợp với abbumin cơ thể tạo thành hợp chất muối albminat. Lúc nồng độ thấp tác dụng kìm hãm, ở nồng độ cao có tác dụng kích thích và ăn mòn tổ chức. Điều này giải thích tại sao khi xử lý bằng KMnO4 thì vây cá có hiện tượng cụt mòn, mỏng đi so với bình thường. KMnO4
có khả năng ôxy hóa các hợp chất hữu cơ nên có khả năng khử độc. Trùng bánh xe là một hợp chất hữu sẽ bị [O] kết hợp, dẫn đến tiêu diệt trùng bánh xe.
Tuy nhiên ở phương pháp tắm nồng độ lớn nên [O] giải phóng ra đủ để kết hợp với chất hữu cơ trong trùng bánh xe nên có khả năng diệt trùng bánh xe tốt hơn phương pháp ngâm. Ở nồng độ thấp của phương pháp ngâm chỉ có tác dụng kìm hãm.
Đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus, cả 2 phương pháp ngâm và tắm KMnO4 đều không cho hiệu quả cao. Mặc dù tỷ lệ nhiễm 2 loại ký sinh trùng này có giảm sau khi
đã qua xử lý nhưng tỷ lệ nhiễm vẫn còn cao. Thậm chí sau khi đã qua xử lý, chúng tôi vẫn còn tìm thấy mẫu kiểm tra có 8 ấu trùng sán lá song chủ
Centrocestus formosanus trên 1 mẫu cá và 6 sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus trên 1 mẫu cá. Vì vậy việc xử lý KMnO4 đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus
không cho hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế.
2.3. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4
CuSO4 là tinh thể dễ tan trong nước, có tác dụng kìm hãm và có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây bệnh tương đối mạnh, được sử dụng rất phổ biến trong nuôi thuỷ sản nước ngọt, thường để phòng trị bệnh do kí sinh trùng. Do đó chúng tôi đã sử dụng CuSO4 để điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép giai đoạn cá hương và cá giống. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 2 phương pháp ngâm và tắm. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện pH 7- 7,5, sử dụng nước giếng khoan, có sục khí liên tục. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4
Đối với trùng bánh xe Trichodina nobilis khi áp dụng phương pháp ngâm CuSO4 ở 3 nồng độ 0,3; 0,4 và 0,5 ppm, sau 20 - 24 giờ ngâm chúng tôi tiến hành kiểm tra mẫu để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CuSO4 trong việc điều trị bệnh. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả kiểm tra 270 mẫu cá cho thấy ở cả 3 lần thí nghiệm lặp lại và cả 3 nồng độ 0,3; 0,4 và 0,5 ppm với phương pháp ngâm này thấy hiệu quả điều trị bệnh trùng bánh xe tương đối Đợt thí nghi ệm Tên ký sinh trùng Tỉ lệ nhiễm bệnh (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Phương pháp tắm (ppm) Đối chứng Phương pháp ngâm (ppm) Đối chứng 3 4 5 0,3 0,4 0,5 1 Trichodina nobilis 26,67 13,33 3,33 100 10 0 0 100 Centrocestus formosanus 30 33,33 30 36,67 53,3 56,67 53,33 50 Dactylogyrus 26,67 23,33 23,33 30 30 26,67 20 36,67 2 Trichodina nobilis 20 6,67 0 100 13.33 6,67 0 100 Centrocestus formosanus 50 46,67 43.33 53,33 43,33 46,67 46,67 50 Dactylogyrus 26,67 20 16,67 23,33 20 23,33 16,67 26,67 3 Trichodina nobilis 13,33 6,67 3,33 100 10 3,33 0 100 Centrocestus formosanus 50 53,3 53,33 60 66,67 56,67 60 63,33 Dactylogyrus 26,67 23,33 23,33 30 20 13,33 13,33 26,67
cao. Ở nồng độ 0,5ppm tỷ nhiễm trùng bánh xe là 0%. Ở nồng độ 0,4ppm có tỷ lệ nhiễm khoảng 3,33%, cường độ nhiễm thấp 1 trùng/1 mẫu. Ở nồng độ 0,3ppm tỷ lệ nhiễm trung bình khoảng 11,11% với mật độ nhiễm 1-2 trùng/1 mẫu. Tuy nhiên trong quá trình ngâm, mặc dù cá không nổi đầu nhiều nhưng cá yếu và chậm chạp đi so với bình thường.
Còn đối với phương pháp tắm, hiệu quả điều trị trùng bánh xe có cao nhưng không bằng phương pháp ngâm. Tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe sau khi xử lý CuSO4 5ppm rất thấp, trung bình sau 3 lần kiểm tra là 2,22%. Còn tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe trung bình ở nồng độ 4ppm là 12,22% và nồng độ 3ppm là 20%, mật độ nhiễm là 1-2 trùng/1 mẫu. Vì vậy trên thực tế sử dụng CuSO4
để trị bệnh trùng bánh xe, chúng ta nên áp dụng ở nồng độ CuSO4 5%.
Qua bảng 4.6 cho chúng ta thấy cả 2 phương pháp tắm và ngâm CuSO4
đều không cho hiệu quả điều trị cao đối với ấu trùng sán lá song chủ
Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus. Trong cả 540 mẫu cá kiểm tra, số lượng sán lá đơn chủ và ấu trùng sán lá song chủ hầu như không hề giảm đi. Cá Chép thử nghiệm CuSO4 còn có hiện tượng vận động kém, khó hô hấp, yếu dần và dễ chết. Vì khi sử dụng CuSO4 có thể gây một số phản ứng phụ cho cá, làm nở ống nhỏ của thận, làm hoại tử các ống nhỏ quanh thận, phá hoại các tổ chức tạo máu, làm gan tích mỡ. Các ion Cu++
bám lên tổ chức mang cá và tích tụ trong cơ, gan làm cản trở men tiêu hoá hoạt động, làm ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và tiêu thụ thức ăn của cá, dẫn đến cá sinh trưởng chậm. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với liều lượng thích hợp và không lặp lại nhiều lần trong thời gian nuôi ngắn (Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004).
2.4. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng Formalin
Formalin là loại hoá chất có hiệu lực cao trong việc phòng trị các bệnh do ký sinh trùng nên chúng tôi quyết định sử dụng để điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng trên cá Chép nhằm tìm ra nồng độ an toàn và hiệu quả. Điều kiện làm thí nghiệm được đảm bảo ở mức thích hợp: pH là 7 – 7,5; nhiệt độ 25 – 300C, sục khí liên tục. Trong thí nghiệm này chúng tôi áp dụng cả hai phương pháp ngâm và tắm, mỗi phương pháp 3 nồng độ khác nhau. Kết quả được trình bày trong bảng 4.7.
Bảng 4.7: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng Formalin
Đợt thí
nghiệm Tên ký sinh trùng
Tỉ lệ nhiễm bệnh (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Phương pháp tắm (ppm) Đối chứng Phương pháp ngâm (ppm) Đối chứng 200 250 300 20 25 30 1 Trichodina nobilis 3,33 0 0 100 10 3,33 0 100 Centrocestus formosanus 30 23,33 20 36,67 23,3 16,67 13,33 30 Dactylogyrus 46,67 40 43,33 50 50 46,67 50 46,67 2 Trichodina nobilis 3,33 0 0 100 13.33 6,67 0 100 Centrocestus formosanus 50 46,67 43.33 53,33 43,33 46,67 46,67 50 Dactylogyrus 46,67 40 36,67 43,33 50 43,33 36,67 56,67 3 Trichodina nobilis 3,33 3,33 0 100 10 3,33 0 100 Centrocestus formosanus 50 53,3 50 60 46,67 46,67 40 43,33 Dactylogyrus 33,33 30 23,33 40 30 23,33 13,33 36,67
Qua bảng 4.7 cho thấy ở cả 3 lần tiến hành làm thí nghiệm tắm Formalin có hiệu quả cao đối với trùng bánh xe Trichodina nobilis ở cả 3 nồng độ: 200, 250 và 300 ppm. Kiểm tra tổng số 270 mẫu cá bệnh đã qua xử lý của 3 lần thí nghiệm trên ta thấy ở nồng độ 300ppm tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe là 0%, còn ở nồng độ 200ppm và 250ppm tỷ lệ nhiễm rất thấp 3,33%, cường độ nhiễm chỉ có 1 trùng/ 1 mẫu.
Phương pháp ngâm Formalin để trị trùng bánh xe cũng cho hiệu quả cao. Ở nồng độ ngâm 30ppm sau 24 giờ, tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe là 0%. Còn tỷ lệ nhiễm trung bình ở nồng độ 25ppm là 4,33% và nồng độ 20ppm là 11,11%, mật độ nhiễm 1 trùng/1 mẫu.
Cũng như các phương pháp và hóa chất đã sử dụng ở trên, cả Formalin ở cả 2 phương pháp tắm và ngâm cũng không cho hiệu quả điều trị cao đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành thí nghiệm cá có biểu hiện bơi chậm chạp và hay nổi đầu mặc dù vẫn sục khí liên tục. Nguyên nhân là do Formalin là hợp chất hữu cơ khi phân huỷ trong nước tiêu hao nhiều O2, làm giảm lượng O2 hoà tan trong nước khiến cá bình thường hô hấp khó, bây giờ còn khó khăn hơn. Do đây là một chất khí mạnh, khi kết hợp với Oxi tạo ra axit formic:
HCHO + O2 HCOOH
Nói tóm lại, việc sử dụng các loại hóa chất: muối ăn NaCl, KMnO4, CuSO4 và Formalin ở cả 2 phương pháp tắm và ngâm để điều trị trùng bánh xe đều cho kết quả điều trị cao. Tuy nhiên không nên sử dụng phương pháp