0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỎ ĐUÔI Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) (Trang 46 -49 )

4.3.1 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm đối với tôm thẻ Bảng 4.3: Số tôm thẻ sống sót sau ba tuần gây nhiễm Chỉ tiêu quan sát

Phƣơng pháp Tổng số Số chết Số sống Tỷ lệ sống

Nghiệm thức 1 / Đối chứng 8 2 6 75%

Nghiệm thức 2 / RTVPmoLA 8 8 0 0%

Nghiệm thức 3 / RTVPvanM 8 8 0 0%

Kết quả cho thấy:

- Qua bảng 4.1 có thể thấy tỉ lệ sống chết ở các nghiệm thức gây nhiễm và không gây nhiễm có sự khác biệt về mặt thống kê (P << 0,05) (Phụ lục 3)

- Kết quả ở đợt thí nghiệm này cho thấy RTV có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm TCT đều có khả năng gây nhiễm cho tôm thẻ.

- Tôm ở hai bể gây nhiễm chết trong lúc lột xác, đỏ đuôi, hoại tử lan dàn từ mép đuôi quạt vào, chết liên tục trong 7 ngày (sau 2 tuần gây nhiễm) (Hình 4.4).

Hình 4.3: Tôm thẻ không gây nhiễm và tôm thẻ gây nhiễm. Hình A: Tôm thẻ không gây nhiễm

B

A

Hình 4.4: Tôm thẻ chết do gây nhiễm thực nghiệm với RTV.

Hình A: Tôm thẻ chết trong lúc lột xác, có nhiều đốm hoại tử trên thân, đuôi đỏ

Hình B: Tôm thẻ chết có biểu hiện đỏ đuôi.

4.3.2 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm đối với tôm sú Bảng 4.4: Số tôm sú sống sót sau hai tuần gây nhiễm

Chỉ tiêu quan sát

Phƣơng pháp Tổng số Số chết Số sống Tỷ lệ sống

Nghiệm thức 1 / Đối chứng 70 24 46 66%

Nghiệm thức 2 / RTVPmoLA 70 51 19 27%

Nghiệm thức 3 / RTVPvanM 70 45 25 36%

Kết quả cho thấy:

Qua bảng 4.2 có thể thấy tỷ lệ sống chết ở các nghiệm thức gây nhiễm và không gây nhiễm có sự khác biệt về mặt thống kê (P << 0,05) (Phụ lục 3).

Kết quả ở đợt thí nghiệm này cho thấy RTV có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm TCT đều có khả năng gây nhiễm cho tôm sú giống.

Quan sát ghi nhận được ở các thí nghiệm trên cho thấy khoảng 10 ngày sau khi gây nhiễm, phần lớn tôm chuyển màu đỏ ở đuôi quạt, vây râu và ăng ten (Hình 4.6). Sau đó xuất hiện các vết đen hoại tử và toàn thân chuyển màu hồng nhạt hoặc đỏ (Hình 4.6). Sau hai tuần gây nhiễm tôm có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ và thường bị chết khi lột xác. Tỷ lệ chết 100% sau 24 ngày gây nhiễm. Các dấu hiệu quan sát thấy cũng tương tự như tôm bị bệnh tự nhiên: Phần đuôi đỏ hoại tử lan dần từ quạt đuôi lên các

đốt thân phía trên, vỏ thân mỏng, lỏng lẻo. Phần vây râu và ăng ten chuyển sang màu đỏ sau 10 ngày gây nhiễm (Hình 4.6). Sau 15 ngày gây nhiễm phần đuôi tôm chuyển màu đỏ đậm. Tế bào biểu mô sưng phồng. Đám hoại tử màu đen (Hình 4.7) bắt đầu xuất hiện ở quạt đuôi.

Hình 4.5: Ảnh chụp hiển vi tôm sú đối chứng nuôi trong phòng thí nghiệm (x40)

Hình 4.6: Ảnh chụp hiển vi tôm sú nhiễm thực nghiệm với dịch tế bào nhiễm RTV (10 ngày sau gây nhiễm) (x40)

Hình 4.7: Ảnh chụp hiển vi phần đuôi tôm sú nhiễm thực nghiệm với dịch tế bào nhiễm RTV (15 ngày sau gây nhiễm)

Hình 4.8: Tôm sú giống gây nhiễm nhiễm thực nghiệm với RTV (15 ngày sau gây nhiễm)

Phần quạt đuôi và ăng ten chuyển màu đỏ sớm nhất, sau đó phần đỏ lan dần toàn thân và bắt đầu xuất hiện đốm đen hoại tử ở phần quạt đuôi của tôm.

Nhận xét:

Tôm gây nhiễm nhân tạo với RTV có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm thẻ đều chết với dấu hiệu lâm sàng phần đuôi đỏ hoại tử lan dần từ mép đuôi quạt vào. Tôm chết trong khi lột xác.

Qua 2 lần thí nghiệm cho thấy RTV nhân lên trong tế bào có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm TCT đều có khả năng gây nhiễm cho tôm sú giống và tôm thẻ thịt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỎ ĐUÔI Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) (Trang 46 -49 )

×