Hoàn thiện nội dung thẩm định:

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn - Thực trang và giải phápx (Trang 61 - 63)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH:

2. Hoàn thiện nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định tại Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn là khá đầy đủ, nội dung được chia ra làm 10 nội dung nhỏ để thẩm định, tuy nhiên việc phân tích nhiều nội dung thì chưa được kỹ càng, một số nội dung không được chú ý đến khi thẩm định. Do vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung thẩm định, đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới thì cán bộ thẩm định cần lưu ý một số vấn đề sau:

2.1. Cần xác định rõ đối tượng phục vụ và nhu cầu vay vốn đầu tư trong tương lai: tương lai:

Với mục tiêu phấn đấu là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, VPBank phấn đấu trở thành ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ. Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất phát triển, các khoản tín dụng nhỏ phát sinh rất lớn. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi cho VPBank nói chung và Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn nói riêng trong việc phát triển hoạt động tín dụng.

Vấn đề ở đây là VPBank cần phải nghiên cứu một cách rất chi tiết về nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn cho các dự án đầu tư để có những định hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường, để có những điều chỉnh hợp lý về cơ cấu vốn dành cho hoạt động này. Ngoài ra còn phải nghiên cứu những rủi ro có thể gặp phải và những hạn chế còn vướng mắc của ngân hàng. Rồi từ đó, cùng với những giải pháp hợp lý sẽ giúp cho lĩnh vực cho vay doanh nghiệp ngày càng phát triển và được khách hàng tin tưởng.

2.2. Nâng cao chất lượng thông tin và xử lý thông tin:

- Cán bộ tín dụng cần nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy rõ tình trạng hiện thời của doanh nghiệp cũng như quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi. Nhân viên thẩm định nên chú ý xem doanh nghiệp được tổ chức như thế nào, kho bãi, tác phong làm việc, tiếp xúc với ban lãnh đạo… Khi thu thập thông tin về doanh nghiệp, cán bộ tín dụng nên chú ý tới các doanh nghiệp khi họ không sẵn sàng cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Mở rộng nguồn thu thập thông tin : từ nước ngoài, có quan thông tin tín dụng Asean, hiệp hội thông tin tín dụng Châu Á…

- Sau khi thu thập thông tin cán bộ tín dụng cần phân loại thông tin, đánh giá độ chính xác của thông tin, tầm quan trọng của thông tin với việc đánh giá doanh nghiệp và dự án xin vay vốn. Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng.

- Nhu cầu thông tin về khách hàng của các ngân hàng thương mại là rất lớn và nó có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước cũng đã có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và trung tâm này hoạt động cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên trung tâm chủ yếu cập nhật các thông tin về các doanh nghiệp còn các cá nhân thì hầu như không có. Hơn nữa, những thông tin của trung tâm này chỉ dừng ở mức độ tham khảo cho mỗi ngân hàng thương mại. Hoạt động của trung tâm này bằng cách Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng báo cáo những món vay qua đó sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cho các ngân hàng thương mại khác khi họ có nhu cầu. Thời gian tới đây, Ngân hàng nhà nước cần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm này ; đồng thời cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn - Thực trang và giải phápx (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w