Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng vốn cốđịnh và tài sản cố định tại Hãng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam ppt (Trang 50 - 52)

1. Thuận lợi

Ngành hàng không dân dụng có một vị tí rất quan trọng và vô cùng to lớn với nền kinh tế quốc dân, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, ngành hàng không dân dụng nói chung và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) nói riêng được sự hỗ trợ mọi mặt của Nhà nước, như hệ thống văn bản pháp luật về hàng không dân dụng, cáchiệp định chínhphủ về vận tải hàng không quốc tế … tạo cơ sở pháp lý cho Vietnam Airlines hội nhập có kết quả vào hệ thống vận tải hàng không quốc tế.

- Trong những năm gần đây nền kinh tế - chính trị Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định dẫn đến nhu cầu vận tải hàng không, khách quốc tế đến Việt Nam du lịch sẽ tăng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho Vietnam Airlines hoạt động, bên cạnh đó Vietnam Airlines sẽ có những cơ hội để nâng cao chất lượng phục vụ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Ưu thế so sánh chủ yếu của Vietnam Airlines trên con đường hội nhập quốc tế là đã hình thành được một đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản có năng lực, khả năng tiếp thu và làm chủ nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.

Điều này được minh chứng bằng việc thực hiưện thành công chương trình chuyển giao công nghệ, khai thác và bảo dưỡng đối với A320, B767. Vietnam Airlines đã được cấp chứng chỉ khai thác và bảo dưỡng các máy bay loại hiện đang khai thác. Bên cạnh hiệu quả kinh tế to lớn, điều này còn khẳng định năng lực làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ lao động Vietnam Airlines.

Tất cả các yếu tố trên tạo ra những thuận lợi to lớn trong quá trình kinh doanh của Vietnam Airlines còn gặp không ít khó khăng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Khó khăn

Mặc dù trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 2,Vietnam Airlines đã có những bước tăng trưởng thuộc loại cao nhất khu vực, song đến nay mức tụt hậu vốn còn lớn so với những hãng hàng không trên thế giới. Hạ tâng cơ sở kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng yếu kém, nhất là cácsân bay quốc tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của Hãng. Ba sân bay lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mới chỉ bắt được đầu tư một cách cơ bản để cải tạo và nâng cấp. Còn các sân bay khác hoặc xuống cấp không sử dụng dược hoặc sửa chữa một cách tạm bợ. Trang thiết bị tại các Hãng hàng không, sân bay đã được đổi mới nhưng vẫn còn chắp vá, vẫn còn tận dụng phương tiện cũ nhiều. Việc phát triển hệ thống sân bay hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, đội tàu bay đòi hỏi một sự đầu tư vốn lớn và đồng bộ kỹ thuật công nghệ cao, con người có trình độ chuyên môn và quản lý phù hợp với trình độ phát triển chung của Việt Nam, thời hạn hoàn trả vốn chậm, đồng thời đòi hỏi thời hạn đầu tư ban đầu dài từ 5 đến 1 năm. Đây là khó khăn lớn nhất mà Vietnam Airlines cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu phát triển của mình.

Từ nay đến năm 2010 Vietnam Airlines càn nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng vào mua sắm máy bay, trang thiết bị kỹ thuật trong giai đoạn này (2001 - 2010) Hãng cần 30.000 tỷ đồng.Trong đó đầu tư cho máy bay là khoảng 20.000 tỷ, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ, đào tạo cơ bản cho người lái và tăng cường trang thiết bị phụ tùng dự trữ và các nhu cầu khác khoảng 10.000 tỷ.

- Trình độ quản lý kỹ thuật, nhất là phu công, kỹ sư, thợ sửa chữa, bảo dưỡng phải đầu tư nâng cao trình độ quản lý nói chung của Việt Nam còn thấp kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của nền kinh tế thị trường. Song song với việc tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến của thế giới để tự cải tiến nâng cao trình độ và nghiệp vụ trong các lĩnh vực marketing, thương mại, tài chính, kỹ thuật tổ chức kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường đồng thời vấn đề đạo tạo tổ bay, tiếp viên

hàng không có đủ khả năng tự diều khiển và khai thác đội tàu bay hiện đại là những vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết.

- Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng của khu vực. Tuy nhiên hệ số chiếm lĩnh thị trường của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế còn thấp (chiểm 37% - 38%). Cùng với chính sách mở cửa Việt Nam trong thời gian tới thị trường hàng không Việt Nam sẽ đượckhai thác một cách mạnh mẽ sẽ thu hút các Hãng hàng không thế giới làm mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ tăng lên một cách mạnh mẽ. Trong khi Vietnam Airlines chưa đủ sức vươn tới các thị trường quan trọng như châu Âu, Bắc Mỹ thì các Hãng hàng không lớn từ các thị trường đó ồ ạt bay tới Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến đường bay trong khu vực truyền thống của Hãng hàng không Việt Nam, làm tăng trong khu vực truyền thống của Hãng hàng không Việt Nam, làm khó khăn trong việc nâng cao hệ số chiếm lĩnh thị trường của Vietnam Airlines.

Đây là một thử thách to lớn, do vậy muốn tồn tại và phát triển Vietnam Airlines cần phải tự khẳng định mình bằng cách phát triển mạnh trị trường hàng không, đổi mới đội tàu bay, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Là một doanh nghiệp Nhà nước, do đó Vietnam Airlines vãn chịu sự quản lý của cấp trên. Điều này sẽ khiến cho Vietnam Airlines khó chủ động trong việc thực thi công việc sữa chữa hay nâng cấp tài sản cố định.

- Vốn cố định đầu tư dài hạn của Vietnam Airlines thứ tự chưa có hiệu quả do chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam ppt (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)