Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam ppt (Trang 29 - 31)

I Tình hình tổng quát của hãng hàng không quốc gia việt nam 1 Quá trình hình thành và phát triển của Hãng

2.Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và ngành nghề kinh doanh

2.1. Mô hình tổ chức

Hiện nay, Việt Nam Airlines là đơn vị nòng cốt của Hãng. Hãng có 28 đơn vị thành viên bao gồm 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc (về thực chất là Vietnam Airlines) 12 đơn vị hạch toán độc lập và 1 đơn vị sự nghiệp là Viện khoa hcọ hàng không theo như sơ đồ trang bên.

Ngoài ra, Hãng còn có vốn góp tại công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines và 5 công ty liên doanh là:

1. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VN/CX Catering Service)

2. Công ty liên doanh TNHH dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất 3. Công ty liên doanh phân phối toàn cầu ABACUS - VN 4. Công ty khách sạn Hàng không Việt Nam (VNA Hotel) 5. Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hoá VINAKO.

2.2. Cơ chế quản lý của Việt Nam Airlines

* HĐQT và ban kiểm soát:

HĐQT là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại hãng, có quyền phân bổ, điều hoà vốn Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mọi hoạt động của hãng. HĐQT được họp theo phiên và chịu trách nhiệm tập thể.

* Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:

Tổng giám đốc điều hành và giám sát hoạt động hàng ngày của hãng và chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân trước HĐQT.

* Các tổ chức của hãng:

- Văn phòng đối ngoại - Ban kế hoạch đầu tư - Ban tài chính kế toán

- Ban tổ chức cán bộ lao động tiền lương - Ban công nghệ thông tin

2. Khối sản xuất kinh doanh:

+ Khai thác bay: Ban điều hành khai thác bay, ban đảo bảo chất lượng khai thác bay, Đoàn bay 919, Đoàn tiếp viên, Trung tâm huấn luyện.

+ Kỹ thuật: Ban kỹ thuật, Ban đảm bảo chất lượng kỹ thuật, Xí nghiệp A75, A76, công ty xuất nhập khẩu hàng không, Ban quản lý vật tư.

+ Thương mại: Ban kế hoạch thị trường, Ban tiếp thị hành khách, Ban tiếp thị hàng hoá, Văn phòng khu vực, Ban dịch vụ thị trường.

+ Khai thác mặt đất: Ban dịch vụ thị trường, các trung tâm kiểm soát khai thác (OCC), 3 xí nghiệp kỹ thuật mặt đất, công ty chế biến xuất ăn Nội Bài.

+ Ngoài ra: Công ty tin học hàng không (là công ty hạch toán phụ thuộc).

Trong các khối trên, trừ khối chức năng tổng hợp làm các nhiệm vụ liên quan đến cả hãng lẫn Vietnam Airlines, các khối còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ của Vietnam Airlines.

2.3. Ngành nghề kinh doanh

Hãng hoạt động sản xuất kinh doanh theo các nhóm ngành nghề:

- Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá, hưu kiện trong nước và quốc tế. - Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay do khối tập trung đảm nhận,

- Cho thuê máy bay, nhân viên hàng không (tổ lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật) và các trang thiết bị hàng không dân dụng.

- Cung ứng dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không sân bay: NASCO, MASCO, SASCO.

- Kinh doanh nhiên liệu hàng không: VINAPCO - Các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ khác; + Kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành: AIRIMEX. + Kinh doanh xây dựng chuyên ngành dân dụng

+ Kinh doanh tổng hợp: Công ty cung ứng dịch vụ hàng không + Kinh doanh các sản phẩm bổ trợ: Công ty in, công ty nhựa. + Lĩnh vực khác: sản xuất ăn

Hãng có đầy đủ tư cách của một hãng hàng không điển hình:

- Là vận chuyển được cấp thương quyền khai thác vận chuyển trong nước và quốc tế.

- Là khai thác được cấp chứng chỉ khai thác và bảo dưỡng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam ppt (Trang 29 - 31)