Tổng kết những kết quả nghiên cứu với việc sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008. Có thể thấy rằng: tổng số người trong gia đình không có ý nghĩa trong mô hình xác suất quyết định trở thành người làm thuê nhưng có ý nghĩa
trong mô hình tự làm chủ và có tác động tích cực. Việc có vợ hoặc chồng cũng không ảnh hưởng tới quyết định của cá nhân. Nhưng tình trạng nghề nghiệp, loại hình công việc của vợ hoặc chồng lại có ảnh hưởng cụ thể: nếu vợ hoặc chồng là làm thuê thì tác
động tích cực đến quyết định làm thuê và làm giảm xác suất quyết định tự làm chủ của
cá nhân. Nếu vợ hoặc chồng tự kinh doanh thì sẽ có tác động tích cực, đáng kể và làm
tăng xác suất quyết định tự làm chủ. Tác động là ngược lại đối với khu vực làm thuê.
Các biến vợ (chồng) đang làm việc tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng chúng cho ta thấy sự tác động tiêu cực tới xác suất trở thành người làm thuê. Biến tài chính mà đại diện ở đây là giá trị nhà sở hữutác động tích cực, đáng kể và làm tăng xác suất trở thành
người tự chủ kinh doanh ngược lại với khu vực làm chủ. Trình độ học vấn hay cấp độ
giáo dục cao không phải là yếu tố quyết định nhất đối với một cá nhân trong việc đi đến
quyết định tự chủ kinh doanh. Với bộ số liệu chúng tôi có, được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Trong mô hình phân tích, giáo dục (việc sở hữu bằng cấp cao) xuất
hiện như là một yếu tố tác động tiêu cực đến xác suất quyết định tự làm chủ (tự làm thuê cho chính mình) hay việc đi đến quyết định khởi đầu một doanh nghiệp. Ngược lại,
trình độ học vấn cao hơn lại tác động mạnh mẽ, tích cực và làm đến xác suất cá nhân
59