II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNGTY DỊCH VỤ DU
1. Công tác nghiên cứu thị trường:
Ngay sau khi thành lập theo nghị định 388 của thủ tướng Chính phủ,
Công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST đã tiến hành thiết lập và dần dần
mở rộng thị trường, mạng lưới kinh doanh và mặt hàng kinh doanh.
Về thị trường kinh doanh, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại có
một hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu thương mại vì vậy công
ty không chỉ quan hệ và chịu ảnh hưởng của thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây điều kiện quốc tế đang tạo ra
một thị trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
Bên cạnh đó, sự kiện Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, sự kiện nước ta tham
gia các hiệp ước liên minh thế giới, khu vực và các nước láng giềng, chính sách đối ngoại mở rộng của nhà nước đã mở ra một thị trường rộng lớn.
Qua xem xét, ta có thể dễ dàng nhận thấy công ty có rất nhiều mối liên hệ với bạn hàng và các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước trong khu vực
Đông Nam á, đây là thị trường có triển vọng, chất lượng hàng hoá tốt, kỹ
thuật công nghệ cao, sản xuất đang phát triển mạnh. Vì vậy đây sẽ là một khu
vực thị trường trong dự án cần khai thác và phát triển hơn nữa của công ty trong tương lai.
Về thị trường nhập khẩu, công ty luôn duy trì và phát triển các nguồn
hàng từ thị trường Đông Nam á, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, thị trường Đông Âu trước đây là thị trường cung cấp
hàng hoá khá lớn cho công ty, đấy là thị trường truyền thống, làm ăn lâu dài và đáng tin cậy. Nhưng gần đây sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm công ty mất đi một thị trường quan trọng. Riêng về thị trường EU đây
là thị trường có triển vọng mà công ty đang từng bước thâm nhập.
Về thị trường xuất khẩu, công ty mới chỉ liên doanh liên kết với cùng một số đối tác tổ chức xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống sang các nước
trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Xingapo, Thái Lan, Hàn Quốc. Trong tương lai công ty sẽ dự kiến mở rộng thị trường du lịch của mình, tìm kiếm những điểm du lịch mới trong nước, tổ chức những chuyến du lịch mới
ra những nước có tiềm năng về du lịch trên thế giới.
Từ khi thành lập, Công ty liên tục mở rộng danh mục các mặt hàng kinh
doanh. Lúc đầu, Công ty chỉ nhập kinh doanh một số mặt hàng như bánh kẹo, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, đến nay mặt hàng kinhd oanh của Công
ty vô cùng phong phú, Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nhập thêm những mặt hàng như ôtô các loại, tủ lạnh, linh kiện điện tử tin học, xe máy,
nguyên vật liệu xây dựng... Xuất phát từ chủ trương đa dạng hoá mặt hàng, ngành hàng, công ty nhanh chóng nắm bắt, phát triển những mặt hàng phù hợp bắt kịp với những biến đổi của nhu cầu thị trường. Bí quyết “bán những
gì thị trường muốn mua chứ không phải thứ bạn muốn bán” cung cấp đúng
những mặt hàng mà thị trường yêu cầu đã được ban giám đốc và cán bộ công
Trong thời gian gần đây, cơ cấu mặt hàng kinh doanh có thay đổi các
mặt hàng phục vụ cho sản xuất, xây dựng có xu hướng tăng lên, còn các mặt
hàng phục vụ cho tiêu dùng có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do dự thay đổi nhu cầu khác nhau của mỗi loại hàng hoá trên thị trường, do sự phát triển của sản xuất trong nước đã đáp ứng một số lượng
lớn nhu cầu hàng hoá, do sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, hiện nay chính sách của nhà nước là giảm nhập siêu tăng
kim nghạch xuất khẩu, đối với hoạt động nhập khẩu nhà nước chỉ khuyến
khích nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xây dựng như vật tư thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất cho công nghiệp, nông nghiệp. Nhà nước
hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Chính vì vậy công ty tập trung khai thác
các nguồn hàng vật tư, thiết bị, máy móc hiện đại có kỹ thuật tiên tiến, chỉ
nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được.
Hoạt động nghiên cứu thị trường do Phòng Kinh doanh đảm nhiệm. Căn cứ vào các thông tin thu thập được Phòng Kinh doanh tiến hành phân tích
xác định nhu cầu thực tế của thị trường trong nước và các yếu tố có liên quan
đến mặt hàng nhập khẩu như dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh,
sự biến động thị trường, tỷ suất ngoại tệ, giá cả hiện tại trên thị trường và các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh mặt hàng
đó. Kết quả của phân tích cho phép Công ty lập ra kế hoạch nhập hàng có hiệu quả nhất.
Đối với thị trường quốc tế, Công ty thường thu thập các thông tin dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật hàng ngày như các tạp chí thông tin thương mại, báo thương mại. Trong trường hợp thị trường nhập
khẩu là thị trường mới Công ty cử nhân viên ra nước ngoài để trực tiếp tiếp
hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty để
nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nước.
Nói tóm lại, công tác nghiên cứu thị trường cả trong nước và ngoài
nước đối với các loại hàng hoá nhập khẩu ở công ty đã tiến hành thường
xuyên và liên tục với nhiều nguồn thông tin khác nhau rồi từ đó có những
biện pháp xử lý thông tin một các nhanh chóng và chính xác, loại bỏ kịp thời
những thông tin nhiễu, thông tin giả để giúp cho việc dự đoán nhu cầu cho
việc lập phương án kinh doanh một cách đúng đắn hiệu qủa kinh tế cao.
Qua việc phân tích trên đây, ta thấy thị trường và những sản phẩm hàng
hoá mà công ty đang khai thác và kinh doanh hiện nay trên thị trường có rất
nhiều và phong phú. Chính vì vậy, công ty đang hoạt động trong một bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt và rất nhiều khó khăn. Nhưng với một chiến lược kinh
doanh về thị trường, về sản phẩm… hợp lý, đúng đắn, nhanh nhạy và linh hoạt, công ty đã và đang từng bước hoàn thiện củng cố và phát triển vị trí của
mình trong nền kinh tế