Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng tạo độ xốp và khả năng giữ nƣớc của CGN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUI TRÌNH TRỒNG CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum) VÀ XÀ LÁCH (Lactuca sativa) BẰNG PHƢƠNG PHÁP THỦY CANH ĐƠN GIẢN TRÊN CÁT (Trang 47 - 49)

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng CGNV và lƣợng PVBM đến sự sinh trƣởng và phát triển của xà lách trồng thủy canh trên cát.

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của CGNV và lƣợng PVBM đến sự sinh trƣởng và phát triền của cà chua trồng thủy canh trên cát

Thí nghiệm 4: Khảo sát mô hình trình diễn tổng hợp trồng xen cà chua và xà lách bằng phƣơng pháp thủy canh đơn giản trên cát.

x

x

x

x

3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng tạo độ xốp và khả năng giữ nƣớc của CGNV CGNV

3.4.1.1 Thí nghiệm 1a: Khảo sát khả năng tạo độ xốp của CGNV

Mục đích: Độ xốp (độ thoáng khí) của giá thể cát có vai trò quan trọng cho sự phát triển của bộ rễ. Do đó, khi trộn CGNV với cát thì CGNV hút nƣớc và nở xốp, qua đó có thể đánh giá đƣợc độ xốp của giá thể khi trộn thêm CGNV ở các mức khác nhau.

Phƣơng pháp: Khảo sát khả năng tạo độ xốp của hỗn hợp cát và CGNV ở các mức 0, 1, 3, 5, 7 g/chậu, mỗi mức CGNV là 1 chậu, tất cả có 5 chậu.

Cách tiến hành:

1. Cho chất giữ nƣớc vào từng chậu: 0g, 1g, 3g, 5g, 7g/chậu.

2. Cho cát vào các chậu cho đến khi trọng lƣợng các chậu là 550g. 3. Trộn đều cát và chất giữ nƣớc trong chậu (hình 3.7)

4. Cho từ từ 150 ml nƣớc vào mỗi chậu.

5. Để 30 phút cho chất giữ nƣớc nở hoàn toàn.

6. Tiến hành đo độ xốp từng nghiệm thức bằng penetrometer với trọng lựợng quả cân nặng 100g. Sau khi đặt quả cân trên giá đỡ 15 phút thì ghi nhận độ xuyên sâu của penetrometer.

Chỉ tiêu theo dõi: Độ xuyên sâu của penetrometer (tính bằng cm) ở từng mức CGNV

3.4.1.2 Thí nghiệm 1b: Khảo sát khả năng giữ nƣớc của CGNV

Mục đích: Giá thể cát thoát nƣớc rất tốt vì thế mà khả năng giữ nƣớc không cao. Để làm tăng khả năng giữ nƣớc, hạn chế sự thoát hơi nƣớc của cát cần trộn thêm CGNV. Vì vậy, tiến hành thí nghiệm này nhằm khảo sát khả năng giữ nƣớc của hỗn hợp cát và CGNV ở các mức khác nhau.

Phƣơng pháp thí nghiệm: Khảo sát khả năng giữ nƣớc của hỗn hợp cát và CGNV ở các mức 0, 1, 3, 5, 7 g/chậu, mỗi mức CGNV là 1 chậu, tất cả có 5 chậu.

Cách tiến hành:

1. Cho chất giữ nƣớc vào từng chậu: 0g, 1g, 3g, 5g, 7g/chậu.

2. Cho cát vào các chậu cho đến khi trọng lƣợng các chậu là 550g. 3. Trộn đều cát và chất giữ nƣớc trong chậu (hình 3.8)

4. Sau đó cho vào mỗi chậu 100 ml nƣớc, lúc này trọng lƣợng của các chậu tăng lên 100g và đạt 650g.

5. Đặt các chậu trong nhà kính.

6. Theo dõi sự thay đổi trọng lƣợng 3 ngày/lần và kết thúc thí nghiệm khi nƣớc trong chậu đối chứng bốc hơi hết (trọng lƣợng của chậu đối chứng ngang bằng với trọng lƣợng của nó lúc chƣa cho nƣớc vào là 550g).

Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong nhà kính. Tránh mƣa và nắng trực tiếp.

Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận sự thay đổi trọng lƣợng theo thời gian (3 ngày/lần) của chậu hỗn hợp cát và CGNV

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUI TRÌNH TRỒNG CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum) VÀ XÀ LÁCH (Lactuca sativa) BẰNG PHƢƠNG PHÁP THỦY CANH ĐƠN GIẢN TRÊN CÁT (Trang 47 - 49)