Có thể nói, thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC) cung cấp thời gian qua là quá nghèo nàn so với nhu cầu thông tin nhằm quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Hà Giang, chưa kể các thông tin này còn thiếu tính kịp thời và đa dạng. Đó là do: một mặt, quan hệ kinh doanh ngân hàng- khách hàng không khuyến khích ngân hàng tiết lộ với các cơ quan Nhà nước cùng như rộng rãi giới kinh doanh về tình hình dư nợ, cũng như các khoản nợ có vấn đề của khách hàng của mình, do vậy mà các ngân hàng khá dè dặt trong việc đăng ký trở thành thành viên của CIC cũng như cung câp thôngtin đầy đủ cho CIC; mặt khác, điều kiện hiện nay chưa cho phép CIC có thể tạo thành một mạng thông tin hoàn hảo, cập nhật được hệ thống chỉ tiêu về doanh nghiệp đầy đủ theo yêu cầu của các NHTM trên địa bàn ( thiếu các điều kiện kỹ thuật, thiết bị, kinh phí, trình độ cán bộ...)
do vậy NHTM vẫn phải tìm kiếm thông tin bên ngoài nhằm đánh giá đúng khách hàng của mình.
Thời gian tới, để CIC có thể trở thành nguồn thông tin hữu ích cho các NHTM trong các quan hệ tín dụng với khách hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Trước hết, CIC cần phối hợp với các cơ quan chủ quản nhằm tư vấn, thông báo các nhu cầu về vốn chưa được được đáp ứng, đồng thời đề xuất hướng đáp ứng các nhu cầu này với các NHTM. Điều này sẽ khích thích đối với các NHTM trong việc tham gia CIC.
- CIC nên cung cấp thông tin khi các tổ chức tín dụng thực sự cần thông tin của CIC, nhằm phát huy được hiệu quả của nguồn thông tin mà CIC thu thập được. Muốn vậy, yêu cầu CIC phải tăng cường đối tượng cũng như pham vị thu thập thông tin.
- Cần hoàn hảo các điều kiện để CIC có thể hoạt động có hiệu quả như : điều kiện vềđội ngũ dân sự ( đào tạo lại, đặc biệt là kiến thức về công nghệ, thông tin cũng như kiến thức ngân hàng hiện đaị...) điều kiện vật chất, thiết bị, về mạng lưới hoạt động, phân phối và lưu trữ thông tin.