Qui trình và phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang” potx (Trang 27 - 31)

Căn cứ vào nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính Phủ và thông tư số 01/TT-NH ngaỳ 26/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định " Về chính sách cho hộ sản

xuất vay vốn và phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn" Với mục đích là tạo điều kiện và khuyến khích những hộ vay vốn sản xuất kinh doanh vay vốn để phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, công nghiệp, mở ngành nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả

thiết thực, tạo công ăn việc làm, góp phần xây dựng xã hội văn minh dân giàu nước mạnh.

Nông nghiệp nông thôn là ngành khu vực có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro, cho nên để đảm bảo hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng qui định: Hộ sản xuất phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn vay, vốn vay phải được hoàn trảđầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn ngoài ra vốn vay còn phải được đảm bảo bằng giá trị tài sản thế chấp.

Khi các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ xét duyệt cho vay nếu các hộ có đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng quy định như:

- Các hộ phải tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợđầy đủđúng hạn cả gốc và lãi.

- Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả hoặc có dự án, phương án phục vụđời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính và có các nguồn thu nhập hợp pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng.

- Cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu vay từ 10 triệu đồng trở lên và các hộ sản xuất phải có vốn tự có bằng tiền, giá trị vật tư, hay ngày công lao động đóng góp vào tổng số vốn của dự án sản xuất kinh doanh. Hộ sản xuất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương, những hộở địa phương khác đến phải có xác nhận của UBND nơi có hộ khẩu thường trú và được UBND nơi đến cho phép sản xuất kinh doanh. Hộ sản xuất phải chấp nhận sự kiểm tra giám sát của ngân hàng trước, trong và

sau khi cho vay. Đồng thời hộ sản xuất phải cung cấp cho ngân hàng những tài liệu có liên quan đến việc sử dụng vốn vay đó.

Đối tượng cho vay cuả ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam gồm có:

- Cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) đối tượng là vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi, chi phí các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vật tư, hàng hoá đối với các hộ làm dịch vụ và kinh doanh thương nghiệp.

- Cho vay trung hạn (từ 1 năm -5 năm) đối tượng cho vay là chi phí mở rộng diện tích canh tác xây dựng cơ bản đồng ruộng để gieo trồng cây hàng năm, chi phí đào đắp ao hồ, xây dựng chuồng trại chi phí cải tiến, đổi mới công nghệ, chi phí sữa sữa lớn tàu thuyền, phương tiện vận tải loại nhỏ.

- Cho vay dài hạn (trên 5 năm) đối tượng là chi phí xây dựng mới đồng ruộng, đồi cây, ao hồ, nhà xưởng, máy móc thiết bị tầu thuyền, phương tiện vận tải vừa và lớn, chí phí trồng và chăn sóc cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp, khi xét duyệt cho vay ngân hàng yêu cầu các hộ vay vốn phải nộp đầy đủ các thủ tục theo từng loại hộ vay và thời hạn cho vay.

- Cho vay ngắn hạn:

+ Đối với hộ vay thực hiện bảo đảm bằng tài sản thủ tục vay vốn gồm: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản chính hoặc giấy nhận quyền sử dụng đất không có tranh chấp do UBND xã, phường, thị trấn cấp. Sổ vay theo mẫu in sẵn của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Đối với hộ vay thực hiện bảo đảm bằng tài sản thủ tục vay vốn gồm: Giấy đề nghị vay vốn dự án đầu tư, hồ sơ tài sản có công chứng, hợp đồng tín dụng.

- Cho vay trung và dài hạn: Ngoài những thủ tục cho vay ngắn hạn còn phải có thêm luận chứng kinh tế kỹ thuật, sơ đồ mặt bằng, dự toán chi phí công trình, thiết kế, hợp đồng thi công ( nếu có)

- Quy trình cho vay trực tiếp hộ sản xuất:

Sau khi ngân hàng đã nhận đủ thủ tục, hồ sơ vay vốn của các hộ sản xuất nếu không có thiếu sót nào thì cán bộ chuyên quản viết phiếu hẹn khách hàng chậm nhất là 15 ngày phải giải quyết. Trưởng phòng tín dụng cử cán bộ đi thẩm định, cán bộ tín dụng phải ghi rõ ý kiến của mình đồng ý hay không đồng ý, nếu không phải đi thẩm định thì giải quyết ngay trong ngày, khi cán bộ tín dụng đã thẩm định xong trình trưởng phòng tín dụng nếu không phải tái thẩm định thì trình giám đốc phê duyệt và thông báo cho khách hàng biết. Khi đã có quyết định cho vay, hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng để hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn sau đó bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn cho bộ phận kế toán để tiến hành giải ngân và sau mỗi định kỳ cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

- Quy trình cho vay qua tổ tín chấp:

Tổ trưởng nhận giấy đề nghị vay vốn, lập danh sách thành viên được chọn đề nghị ngân hàng cho vay, cán bộ tín dụng cùng tổ trưởng trực tiếp thẩm định hộ vay vốn hoặc thẩm định điển hình, hướng dẫn làm hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay ngân hàng trực tiếp giải ngân đến từng hộ sản xuất và thu nợ trực tiếp khi đến hạn và xử lý các vi phạm.

Mức lãi suất cho vay thoả thuận phù hợp với thị trường vốn trên địa bàn và từng loại cho vay theo các nguyên tắc trên. Đồng thời phải phù hợp với khung lãi suất đầu vào tối thiểu, lãi suất đầu ra tối đa do Tổng giám đốc công bố hoặc uỷ quyền cho giám đốc ngân hàng tỉnh, thành phố, khu cực công bố.

Chương II

thực trạng về cho vay hộ sản xuất ở hội sở

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang” potx (Trang 27 - 31)