Điểm trung chuyển chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 32)

Hiện nay tại Hà Nội chỉ có 2 điểm trung chuyển Cầu Giấy và Long Biên. Đây là hai điểm trung chuyển được thiết kế mẫu, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiếp của hành khách trên các tuyến xe buýt khác nhau.

Việc xây dựng các điểm trung chuyển là ưu điểm, đã giải quyết được tình trạng ùn tắc và xung đột giao thông tại các khu vực này tạo sự thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ xe buýt.

Hình 7 : Hai điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy và Long Biên 2.4.3 Điểm dừng đỗ và nhà chờ trên tuyến:

Trên toàn mạng lưới tuyến có 1197 điểm dừng đỗ và 268 nhà chờ. Như vậy là phần lớn các điểm dừng đỗ chưa có nhà chờ. Tại các điểm dừng đỗ và nhà chờ không cải tạo vỉa hè, không thiết kế dải tiếp cận trạm dừng cho xe buýt, thiếu các trang thiết bị chỉ dẫn an toàn cũng như tính hợp lý trong công tác vận hành.

Hình 8 : Một số mẫu nhà chờ xe buýt tại Hà Nội

thi công (258 trạm) vì vậy những chức năng quảng cáo thường được ưu tiên trong khi các chức năng có liên quan đến phục vụ hành khách thì thường chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng tăng số lượng trạm dừng có mái che trên mạng lưới nhiều khó khăn do sự phản đối của các gia đình và tổ chức đang sở hữu và sử dụng các công trình mặt tiền đường phố.

Nhiều hệ thống nhà chờ được trang bị đầy đủ bản đồ tuyến xe và miêu tả tuyến xe tuy nhiên thông tin lại chưa được cập nhật chính xác và chi tiết. Hiện nay còn nhiều nhà chờ được xây dựng để quảng cáo là chính, rất nhiều tờ rơi được dán quanh nhà chờ gây mất cảnh quan xung quanh, đôi khi dính đè lên bản đồ gây khó khăn cho việc quan sát thông tin của hành khách.

Một số điểm dừng xe buýt có cự ly gần nhau tuy nhiên lại có những điểm xe buýt có cự ly khá xa nhau gây khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ xe buýt của người dân.

Một trong những cái thiếu trầm trọng nhất hiện nay là điều kiện tiếp cận của người tàn tật đối với phương tiện này tại các điểm dừng đỗ xe buýt. Toàn thành phố có khoảng 11.000 người tàn tật, khuyết tật, người khiếm thị đang sử dụng dịch vụ xe buýt nhưng không một điểm dừng đỗ nào được thiết kế, tổ chức để những đối tượng này dễ dàng tiếp cận với xe buýt.

2.4.4 Đánh giá năng lực thông hành của cơ sở hạ tầng.

Nếu phân tích theo lý thuyết, tần suất xe buýt trên các đoạn tuyến chưa thực sự vượt quá số xe buýt có khả năng thông hành theo tiêu chuẩn, mới chỉ có khoảng 23/144 đoạn đường phố có xe buýt vận hành đang có lưu lượng buýt vượt tiêu chuẩn số xe buýt có thể thông hành (chiếm 14%). Bên cạnh đó, khi xem xét trong tổng số 27 đoạn đường thường xảy ra ùn tắc giao thông trong quý I năm 2010 , chỉ có 7 đoạn tuyến trùng với các đoạn tuyến có số xe buýt vận hành vượt tiêu chuẩn, trong khi đó 20 điểm - đoạn thường xuyên có ùn tắc giao thông còn lại thì số xe buýt vận hành dưới tiêu chuẩn cho phép.

Như vậy, có thể thấy rằng những ý kiến cho rằng là xe buýt là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là không có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Hình 9: Tỷ lệ giữa lưu lượng xe buýt/số xe buýt có thể thông hành theo tiêu chuẩn trên 144 tuyến đường phố có xe buýt hoạt động tại Hà Nội

Hình 10: Tỷ lệ giữa lưu lượng xe buýt/số xe buýt có thể thông hành theo tiêu chuẩn trên 23 tuyến đường phố có số xe buýt vượt chuẩn.

2.5 Đánh giá về đội ngũ lái phụ xe buýt tại Hà Nội.

Tổng công ty xe buýt Hà Nội với đội ngũ nhân viên hơn 3000 người : nhân viên lái xe, nhân viên bán vé… từng ngày, từng giờ phục vụ hành khách tận tình chu đáo. Phần lớn các lái xe đều tuân thủ đúng luật lệ giao thông, đón và trả khách đúng bến, đúng lịch trình quy định, lái xe điềm đạm bình tĩnh tạo tâm lý an tâm cho hành khách. Nhân viên bán vé hoàn thành tốt trách nhiệm của mình là bán vé và kiểm soát vé. Không chỉ có vậy, họ còn nhiệt tình với khách đi xe, như phục vụ tận tình niềm nở, giúp đỡ người già và phụ nữ có thai. Trước khi xuống bến họ thường nhắc trước địa danh điểm đến, ai vi pham nội quy họ cũng nhăc nhở một cách lịch sự và điềm đạm, thậm chí đôi khi họ còn xách hộ đồ lên và xuống xe cho khách. Ngoài ra với hệ thống máy lạnh trên xe tạo cho hành khách thoải mái hơn trong những ngày hè nóng bức và hệ thống đài phát thanh mang lại cho hành khách nhiều thông tin bổ ích.

Tuy nhiên bên cạnh những những mặt tích cực còn nhiều mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của nhân viên lái xe, nhân viên bán vé … Trước tiên ta nói tới lái xe, hiện nay xảy ra rất nhiều hiện tượng xe buýt chạy ẩu trên đường phố gây ra không ít nỗi “kinh hoàng”cho người đi đường. Họ lái xe rất liều lĩnh nhiều khi chèn ép xe máy, xe đạp cùng chiều, lấn đường, lấn làn, bất thình lình tấp vào lề đường. Không chỉ có vậy, trên xe khi khách chưa lên hoặc xuống hết họ đã đóng cửa làm khách có thể bị ngã, kẹp tay.

Rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra, đặc biệt là vụ xe buýt mang biển số 29T-3383 cán nát đùi trái của một sinh viên nữ, tai nạn này xảy ra vào 12h ngày 2/11/2011 nguyên nhân một phần do lái xe không chấp hành đúng quy định, vẫn mở cửa xe khi xe đã lăn bánh. Ngoài ra còn có một số vụ tại nạn nghiêm trọng khác như vụ tai nạn xảy ra vào ngày 5/3/2011, làm cho một nữ sinh viên bị cán nát đùi mà nguyên nhân cũng do lái xe đã đột ngột đóng sập của khiến chân phải của cô gái bị kẹt, đang luống cuống kêu la và tìm cách gỡ chân ra thì chiếc xe từ từ lăn bánh khiến nữ sinh này ngã ra và bàn chân trái bị xe chèn qua, nát vụn.

Không chỉ gây các tai nạn nghiêm trọng mà nhân viên lái xe còn thường xuyên bỏ bến mặc dù trên xe chỉ có 4 – 5 người, hay chuyện chiếc xe buýt 58 (Yên Phụ - Thanh Tước ) mang biển số 30T – 6581 thường xuyên “ ném” khách giữa

đường đã được phản ánh trên báo Dân Trí ngày 8/11/2010. Ngoài ra còn văn hóa ứng xử của nhân viên lái xe cũng được khách hàng phản hồi gay gắt như : bấm đèn nhưng không cho xuống mà phải đi tới tận điểm sau mới được xuống, hay lái xe chửi hành khách và thậm chí có lái xe còn đánh hành khách.

Bên cạnh đó, Một số nhân viên có thái độ ngông nghênh, cục cằn, vô lễ thiếu tôn trọng hành khách, phát ngôn một cách bừa bãi và thô tục. Ví dụ như tuyến xe số 31 mang biển số 30T-3161, phụ xe cư xử rất thiếu văn hóa mặc dù người này cũng đã gần 50 tuổi, khi hành khách nghe điện thoại trên xe, nhân viên bán vé này đã quát và đẩy hành khách xuống xe, ngoài ra người này còn mắng cụ già do bà lên xe quá chậm, hay chửi hành khách khi họ đang cố gắng xuống khỏi xe…

2.6 Đánh giá hiện trạng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.2.6.1 Mức độ cung ứng của dịch vụ. 2.6.1 Mức độ cung ứng của dịch vụ.

Loại hình dịch vụ.

Hiện tại hệ thống xe buýt Hà Nội đang cung ứng cho nhân dân 6 loại hình dịch vụ xe buýt chính:

Dịch vụ xe buýt thường (Regular bus service): Đây là loại hình dịch vụ cơ

bản trong hệ thống, hiện tại cung ứng trên mạng lưới bao gồm 60 tuyến, hành khách được trợ giá. Dịch vụ này có tần suất phục vụ cao, thời gian cung ứng dài (thường từ 5h00 đến 22h00), dừng đỗ tại tất cả các trạm dừng dọc tuyến.

Dịch vụ xe buýt nhanh (Express bus service): Đây là loại hình dịch vụ mới,

có hướng tuyến và cơ sở hạ tầng trùng với các tuyến xe buýt thường nhưng chỉ dừng đón/trả khách tại một số trạm dừng đỗ chính. Hiện tại đang cung ứng trên 6 tuyến. Dịch vụ này có tần suất phục vụ thấp, thời gian cung ứng chủ yếu vào các khoảng cao điểm trong ngày.

Dịch vụ xe buýt chuyên trách (Commuter bus service): Đây là loại hình dịch

vụ đã cung ứng từ lâu nhưng thường không thống kê, đặc biệt là các xe buýt đưa đón học sinh tại các trường phổ thông hoặc các chuyến xe buýt đặt hàng. Hiện tại thành phố chỉ thống kê và trợ giá cho 5 tuyến xe buýt phục vụ cán bộ-công chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyến/ngày/tuyến, thời gian cung ứng chủ yếu theo giờ đi làm và về nhà của đối tượng phục vụ.

Dịch vụ xe buýt vùng (Regional Bus): Đây là các tuyến xe buýt kết nối nội

thành tới các trung tâm hành chính/dân cư của các huyện ngoại thành (thuộc địa bàn Hà Tây cũ hoặc những tuyến xe buýt nối nội thành với trung tâm của các địa phương lân cận (hay gọi là xe buýt kế cận) . Dịch vụ này cũng tương đối giống hình thức dịch vụ buýt thông thường nhưng có tần suất phục vụ thấp hơn (20-30 phút/chuyến/hướng), độ ổn định cung ứng thấp (dừng đỗ theo nhu cầu của khách), thời gian phục vụ ngắn.

Tổng năng lực cung ứng.

Như đã nói, cho đến nay, các số liệu thống kê chỉ mới dừng ở nhóm dịch vụ xe buýt thường, dịch vụ xe buýt nhanh và một phần dịch vụ xe buýt chuyên trách (đưa đón CBCC làm việc tại Hà Đông). Tính đến hết năm 2009, tổng năng lực cung ứng của hệ thống xe buýt Hà Nội được thống kê như sau:

- Dịch vụ xe buýt thường: 60 tuyến, 3.778.919 lượt xe, 79.595.136 xe-km (bao gồm 6.066.040 xe-km huy động)

- Dịch vụ xe buýt chuyên trách: 5 tuyến, 7558 lượt xe, 249.097 xe-km (bao gồm 142.495 xe-km huy động).

- Xe buýt nhanh: mới có năm 2010 (nhóm nghiên cứu chưa thống kê)

2.6.2 Đặc điểm đi lại của hành khách.

Theo kết quả báo cáo tổng hợp 19 – 11 cho thấy các khoảng thời gian cao điểm trong ngày kéo dài chủ yếu từ 1 đến 2 giờ, và tính trung bình lượng hành khách trên cả khoảng thời gian cao điểm thường cao hơn khoảng 1,3 lần so với lượng hành khách trung bình trong ngày.

Cự ly đi lại bình quân của hành khách trong khu vực vành đai III vẫn giữ ở mức khoảng 5 – 6 km, còn tại khu vực ngoài vành đai III vào khoảng 9 – 10 km.

STTChỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Thời gian cao điểm trong ngày

Khoảng cao điểm sáng Giờ 6h30 – 8h00

Khoảng cao điểm trưa Giờ 11h – 13h

Khoảng cao điểm chiều Giờ 16h30 – 18h30

2 Hệ số biến động hành khách theo khoảng thời

gian 1,28

3 Cự ly đi lại bình quân của HK trong khu vực VĐ3 Km 5,56

4 Cự ly đi lại bình quân của HK các tuyến ngoại

thành Km 9,73

2.6.3 Đặc điểm hành khách đi lại bằng xe buýt tại Hà Nội .

Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu trong khu vực Hà Nội cũ (chiếm tới 78%), trong khi số hành khách đang sinh sống tại khu vực Hà Tây (cũ) chỉ chiếm khoảng 11%, cho thấy nhu cầu mở rộng vùng phục vụ của VTHKCC bằng xe buýt sang các địa bàn sau hợp nhất.

Hành khách sử dụng xe buýt đa số là học sinh - sinh viên (chiếm 65%), công nhân (15%), công chức, viên chức (8%) với mục đích chuyến đi chủ yếu là đi học và đi làm (chiếm 59%) đây là các chuyến đi thường xuyên và chiếm đa số trong tổng chuyến đi phát sinh trong đô thị.

Hành khách đi xe buýt chủ yếu là thu nhập thấp và cũng phù hợp với lý do để lựa chọn xe buýt là giá rẻ. Và xe buýt đã thực hiện đúng vai trò xã hội của mình.

Theo khu vực Theo nghề nghiệp

Theo thu nhập Theo mục đích chuyến đi

Hình 11: Phân tích đặc điểm hành khách sử dụng xe buýt tại Hà Nội.

Đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt.

- Khả năng tiếp cận của hành khách đi xe buýt hiên nay được đánh giá ở mức độ trung bình, khoảng 49% hành khách phải tiếp cận điểm dừng từ khoảng khách trên 500m, tăng hơn khoảng 7% so với năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ cung ứng thông tin cho hành khách còn nhiều hạn chế, số hành khách tiếp nhận thông tin về xe buýt qua các kênh thông tin đại chúng chỉ là 18%.

- Lý do lựa chọn dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội chủ yếu vẫn là giá vé hợp lý (50%), an toàn giao thông cũng là một ưu điểm để hành khách lựa chọn xe buýt (20%).

- Những người không sử dụng xe buýt cho rằng thời gian chờ đợi lâu (65%) và mức độ phục vụ kém (16%) và đi bộ xa (10%) là những lý do chính khiến họ từ chối dịch vụ xe buýt.

Khoảng cách hành khách phải đi đến điểm dừng

b. Thông tin cung cấp cho hành khách sử dụng xe buýt

Lý do hành khách chọn dịch vụ Lý do hành khách không thích sử dụng dịch vụ

Hình 12: Hành khách đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt tại Hà Nội. 2.7 Hiện trạng hệ thống vé.

Căn cứ theo Quyết định 35/2005/QĐ-UB về việc điều chỉnh giá vé VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hiện nay cơ cấu vé và giá vé đang được áp dụng bao gồm vé tháng (đơn tuyến, liên tuyến) và vé lượt (theo quãng đường và toàn tuyến). Về hình thức vé hiện đang sử dụng chủ yếu vé giấy, ngoài ra hình thức thẻ SMART CARD cũng mới ứng dụng thí điểm trên tuyến 32, chưa

Vé lượt:

Là loại hình vé phổ biến nhất hiện nay, hình thức bán vé là khi hành khách lên xe, nhân viên phụ xe bán vé và thu tiền với mức giá vé được quy định như sau:

- Với các tuyến có cự ly vận chuyển dưới 25km và các tuyến gom trong nội thành là 3.000 đ/vé

- Với các tuyến có cự ly vận chuyển từ 25 đến dưới 30 km là 4.000 đ/vé - Với các tuyến có cự ly vận chuyển từ 30 km trở lên là 5.000 đ/vé

Bảng 5: Các loại vé sử dụng trong vận tải công cộng bằng xe buýt Hà Nội.

Vé tháng:

Theo đối tượng sử dụng, vé tháng được phân ra làm 2 loại

- Vé tháng bán cho đối tượng ưu tiên (học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể cán bộ, bộ đội đi học):

 Giá vé tháng 1 tuyến: 25.000 đ/vé/tháng

 Giá vé tháng liên tuyến: 50.000 đ/vé/tháng

 Vé tháng bán cho đối tượng khác

Loại vé Hiệu lực Đặc điểm

Vé lượt Tại thời điểm Không yêu cầu giấy tờ của cá nhân

Nhân viên kiểm soát vé, bán vé và xe vé khi hành khách lên xe mua vé. Vé tháng 1 tuyến 1 tháng Cá nhân làm thẻ, có dán ảnh ghi các thông tin trên thể

Được kiểm soát khi lên xe bằng mắt của nhân viên kiểm soát vé.

Vé tháng

liên tuyến 1 tháng

Cá nhân làm thẻ, có dán ảnh ghi các thông tin trên thể

Được kiểm soát khi lên xe bằng mắt của nhân viên kiểm soát vé.

 Giá vé tháng đi 1 tuyến: 50.000 đ/vé/tháng

 Giá vé tháng liên tuyên: 80.000 đ/vé/tháng. - Vé tháng bán cho các đối tượng khác

Ngoài ra, hiện nay riêng với tuyến 54: Long Biên – Bắc Ninh mức giá vé tháng được quy định như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá vé tháng bán cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể cán bộ, bộ đội đi học)

 Đi 1 tuyến là 40.000 đ/vé/tháng.

 Đi liên tuyến là 80.000 đ/vé/tháng

 Giá vé tháng cho đối tượng khác

 Đi 1 tuyến là 80.000 đ/vé/tháng

 Đi liên tuyến là 120.000 đ/vé/tháng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 32)