III. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.3. Về phía người lao động
Ngoài những điều kiện về phía Nhà nước, doanh nghiệp thì còn có những điều kiện dành cho người lao động.
Trước hết, mỗi nhân viên phải luôn nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt công việc mình được giao tạo dựng lòng tin của các cấp quản lý cũng như đồng nghiệp của mình.
Sáng suốt và bình tĩnh trong việc ra quyết định. Thông thường nếu không có sự cấp bách thì các quyết định của họ được thực hiện dựa trên các dữ kiện được thu thập, các quyết định mang tính lý trí được hạn chế.
Khi biết sắp xếp công việc một cách hợp lý và hiệu quả người lao động sẽ tiết kiệm được thời gian và giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn. Có kế hoạch cá nhân chi tiết, cụ thể, rõ ràng và linh hoạt: người lao động nên vạch ra cho mình những kế hoạch cụ thể trong sự nghiệp, phải luôn sẵn sàng và linh hoạt để thích nghi với mọi thay đổi khi mọi thứ không theo kế hoạch thay đổi.
Luôn giữ nguyên tắc lấy công việc làm trọng: không bao giờ để công việc riêng của mình làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả công việc. Mỗi hành động, cử chỉ, lời nói sẽ tạo dựng một mối quan hệ cân bằng giữa những người trong văn phòng và những mối quan hệ giao dịch bên ngoài. Mỗi nhân viên phải biết giữ đúng chừng mực giao tiếp.
Giữ hòa khí với đồng nghiệp: Giữ hòa khí với đồng nghiệp giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc. Không nói xấu, bình luận người khác, biết chia sẻ đồng cảm với đồng nghiệp, biết khen ngợi kịp thời, biết giữ lời hứa, biết đóng góp xây dựng ý kiến làm thắt chặt hơn tình đoàn kết với mọi người, hiệu quả công việc cao hơn.
thức tạo môi trường làm việc tích cực với thái độ lạc quan. Khi lạc quan người lao động sẽ nỗ lực và phát huy hết trách nhiệm của mình cho công việc. Luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng”, không tâm sự chuyện riêng quá nhiều, cũng không nên quá nghiêm túc gây căng thẳng trong môi trường làm việc dẫn đến cảm giác bức bối cho mọi người.
Luôn giúp sức trong việc xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn.
Luôn có ý chí vươn lên, học hỏi, trau dồi khả năng, kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn nữa.
KẾT LUẬN
Động lực là động cơ đẩy mạnh, thúc đẩy con người hoạt động một cách tích cực có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng thích nghi và sang tạo cao nhất trong tiềm năng của mỗi con người. Mỗi hoạt động của con người đều vì những mục tiêu cá nhân của họ. Doanh nghiệp nếu muốn thành công trên thị trường thì phải hết sức chú trọng đến nguồn nhân lực của mình. Việc tạo động lực làm việc cho người lao động do đó cũng là vấn đề cấp thiết. Để có một hệ thống động lực tốt, đem lại hiệu quả cao thì nó đòi hỏi cả những nhà quản lý cũng như nhân viên của họ đều phải nỗ lực.
Trong thời gian thực tập cứu tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6, em đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6”. Qua quá trình phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty, em nhận thấy công tác tạo động lực của công ty có có nhiều ưu điển. Ban lãnh đạo trong công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề này và thực hiện một số biện pháp rất thành công tại đơn vị mình. Tuy vậy, công tác này cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Sau quá trình đánh giá vấn đề nghiên cứu, em đã đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế trên nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS Đỗ Thị Hải Hà cùng các cô chú, anh (chị) trong công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Phụ lục PHIẾU ĐIỀU TRA
Đánh giá động lực của nhân viên
STT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Kém(1đ) Yếu(2đ) Trung
bình(3đ) Khá(4đ) Tốt(5đ) 1 Mức độ hài lòng của Anh (chị) về
lương, thưởng, chế độ BHXH, trợ cấp 2 Mức độ hài lòng của Anh (chị) về vị
trí của mình trong công ty
3 Anh (chị) nhận thấy nội quy của công ty có phù hợp không?
4 Anh (chị) có hài lòng với các hoạt động đoàn thể của công ty không? 5 Anh (chị) có hài lòng với cấp trên của
mình không?
6 Anh (chị) có đánh giá gì về chất lượng các khóa đào tạo của công ty? 7 Ý nghĩa thực tiễn của các khóa đào
tạo?
8 Anh (chị) thấy mức độ gắn bó của mình đối với công ty như thế nào? 9 Mức độ hoàn thành công việc của anh
(chị)
10
Anh (chị) đánh giá thế nào về sự phối hợp giữa nhân viên trong công ty?
Phiều điều tra được thực hiện đối với 40 nhân viên quản lý thuộc 3 phòng ban và nhân viên trung tâm tư vấn.