Thành tựu của công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức năm

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức (Trang 36 - 40)

II. Quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Hà Nộ

1. Thành tựu của công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức năm

người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức năm 2009

Được sự quan tâm, chỉ đạo của sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, của Huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện, năm 2009 công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội người có công với nước tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức thực hiện khá tốt. Các giai đoạn trong quá trình tổ chức thực

thi chính sách được thực hiện đẩy đủ; Phòng đã thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình trong công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội với người có công và đạt được nhiều thành tích nổi bật như:

 Thực hiện giải quyết các chế độ trợ cấp, phụ cấp theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời, không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót, tiêu cực, đảm bảo chi trả tận tay tới các đối tượng chính sách.

 Việc điều chỉnh các quy định, chế độ chính sách mới luôn được kip thời tới các đối tượng chính sách, không để tồn đọng và để hiện tượng mong chờ từ phía đối tượng:

o Đề nghị Sở LĐTB & XH giải quyết chế độ cho 20 trường hợp vợ liệt sỹ tái giá.

o Lập thủ tục hồ sơ trình Chính phủ đề nghị suy tôn cho 4 trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát.

o Đổi, cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cho 45 trường hợp Bằng Tổ quốc ghi công bị rách nát.

o Xét duyệt hồ sơ, đề nghị Sở LĐTB & XH thành phố cấp thẻ BHYT cho 243 người hoạt động kháng chiến theo quyết định số 290/QĐ-TTg, NĐ số 54/CP.

o Kiểm tra hồ sơ, đề nghị Sở giải quyết chế độ trợ cấp một lần và mai táng phí cho 218 người có công với cách mạng.

o Tổ chức cho 452 người có công của huyện đi điều dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng người có công của thành phố và 250 người được hưởng chế độ điều dưỡng tại gia đình.

o Hướng dẫn các xã, thị trấn khaỏ sát, lập danh sách người trong gia đình có công giúp đỡ cách mạng chưa được hưởng chế độ đã từ trần và danh sách người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị tù đày có hoàn cảnh khó khăn hiện không được hưởng lương và BHXH nào khác để đề nghị nhà nước xem xét giải quyết chế độ.

o Hướng dẫn các xã kiểm tra thực trạng nghĩa trang liệt sỹ của xã, thị trấn và mộ liệt sỹ gia đình đang quản lý và tổng hợp báo cáo với Sở LĐTB & XH thành phố.

 Ngoài các khoản trợ cấp, phụ cấp thực hiện theo ưu đãi của Nhà nước. Huyện còn tổ chức chăm sóc đời sống người có công bằng các hình thức như: thăm hỏi, tổ chức cấp phát 18.170 xuất quà với tổng trị giá 4.761.400.000 đồng cho các đối tượng người có công nhân dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu, quốc khánh 2-9, kỷ niệm 62 năm ngày thương binh liệt sỹ.(theo báo cáo tổng kết công tác thương binh và xã hội ngày 06/01/2010 của phòng LĐTB & XH)

 Để thực hiện tốt pháp lệnh ưu đãi người có công nhân dân trong huyện hàng năm cũng đã tích cực tuyên truyền vận động quyên góp, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, con liệt sỹ mồ côi không nơi nương tựa, gúp các thương bệnh binh nặng bằng góp các ngày công để giúp đỡ sản xuất..

 Công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, bia mộ hương khói tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh ngã xuống vì huyện nhà luôn được chăm sóc quan tâm tốt.

 Xây dựng mới và sửa chữa 33 nhà với tổng số tiền là 1.223.025.000 đồng; tặng 750 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền là 250.000.000 đồng

cho người có công trên địa bàn huyện tính từ năm 2006 đến năm 2009.( nguồn: theo báo cáo tổng kết chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công trên địa bàn huyện của phòng LĐTB & XH huyện, ngày 07/01/2010)

 Phân bổ và sử dụng nguồn quỹ hợp lý cho các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc đời sống người có công với nước; tu bổ, sửa chữa các bia mộ, nghĩa trang liệt sỹ; các chương trình ưu đãi giáo dục, y tế cho người có công và con em của họ.

Chính vì có những kế hoạch triển khai thực hiện tốt các chương trình ưu đãi và chăm sóc người có công mà đến nay đới sống đại bộ phận các gia đình chính sách đã được cải thiện đáng kể và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, các hoạt động chăm sóc đó đã cùng với Đảng và Nhà nước ta thể hiện được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Đạt được những thành quả như trên trong quá trình TCTTCS chăm sóc người có công tại phòng LĐTB&XH huyện Hoài Đức là do:

 Do Đảng ta có đường lối chủ trương nhất quán trước sau như một đối với việc toàn dân chăm sóc đời sống người có công với cách mạng, các chương trình chăm sóc luôn được cụ thể hoá về mặt nhà nước, phù hợp với tình hình hình thực tế ở mỗi thời kỳ. Điều đó đã góp phần làm ổn định chính trị - xã hội, làm tăng niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước tạo nên nét đẹp mới trong đời sống xã hội của đất nước.

 Do có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc của Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện, sự tham mưu của tích cực của phòng LĐTBXH huyện về việc tổ chức thực hiện công tác chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất cho các đối tượng chính sách, cùng với sự tham gia tích cực, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân toàn huyện vào công

 Các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong huyện ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng để từ đó có nhiều kế hoạch thiết thực giúp đỡ đối tượng chính sách. Nhân dân huyện luôn coi việc chăm sóc người có công là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

 Do các cấp Uỷ Đảng có những biện pháp đúng đắn trong việc huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia thực hiện quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.

 Các hình thức tuyên truyền cũng được mở rộng và có nhiều cố gắng thiết thực. Từ việc tuyên truyền tốt nên nhiều người thấy được trách nhiệm của mình trong việc biết ơn, chăm sóc tới người có công với cách mạng.

 Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc cùng nhau tổ chức chăm sóc tốt các đối tượng gia đình chính sách trong huyện.

 Đội ngũ cán bộ, công chức luôn được tập huấn bồi dưỡng và cập nhật thông tin chính xác kịp thời, công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm túc. Cán bộ chuyên trách luôn thấy được nhiệm vụ, trọng trách của mình trong việc thực hiện chăm sóc đời sống người có công về cả mặt vật chất và tinh thần..

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w