xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong một số năm qua, các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại MPI đã mang lại một số kết quả nhất định. Qua việc triển khai các dự án này mà năng lực phát triển DNNVV của ASMED được cải thiện rõ rệt. Nhiều hoạt động mới ở các cơ quan nhà nước được thực hiện như đào tạo kĩ năng làm việc, bồi dưỡng ngoại ngữa. Qua đó, các cán bộ làm công tác phát triển DNNVV đã cải thiện được năng lực để có thể làm việc với chuyên gia nước ngoài và học hỏi từ bạn bè quốc tế, đặc biệt là thông qua
hai tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương.
Quản lý dự án các ODA này cũng đã đạt được những kết quả tốt, về cơ bản đã có một hướng đi đúng đắn tạo tiền đề cho các dự án sau này.Hiện nay, ngoài các dự án ODA đang vận hành, rất nhiều nhà tài trợ khác đã bày tỏ quan điểm muốn hỗ trợ ASMED nhằm xúc tiến phát triển DNNVV , đặc biệt là nhà tài trợ lớn như Chính phủ Mỹ, Nhật Bản và liên minh Châu Âu.
Với mục đích là duy trì những kết quả đã đạt được và giảm thiếu hạn chế về công tác quản lý dự án và nhàm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề tài đưa ra một số giải pháp sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần trao quyền tự chủ hơn nữa cho Cục Phát triển Doanh nghiệp trong đàm phán tài trợ. Bộ chỉ theo dõi tình hình chung về hoạt động đàm phán dựa trên các báo cáo của Cục chứ không nên can thiệp vào quá trình đàm phán này.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sắp xếp nhân sự cho bộ máy quản lý dự án ngay từ giai đoạn đàm phán. Trong quá trình đàm phán các nhà quản lý dự án sớm có được những thông tin về dự án cũng như tăng cường trình độ trong lĩnh vực mà dự án dự kiến sẽ triển khai
-Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần xem xét cải tiến cơ chế bố trí vốn đối ứng phù hợp và linh hoạt với hoàn cảnh thực tế, tạo thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận, thực thi của các cấp, đơn vị liên quan. Mặt khác, Bộ sẽ tổ chức những khóa đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ quan quản lý ODA ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế… Đặc biệt, các bộ, ngành và địa phương sẽ phối hợp trong giải quyết một số vấn đề "nóng",
phức tạp như di dân, giải phóng mặt bằng, tái định cư, định mức chi phí quản lý, xây dựng
- Hỗ trợ Ban quản lý dự án trong việc chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp triển khai dự án.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gian quản lý dự án đặc biệt là điều phối viên cấp tỉnh trước và trong quá trình triển khai dự án.
- Tăng cường trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý dự án phía Việt Nam với cố vấn trưởng và các chuyên gia quốc tế. Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính các cấp, thực trạng hệ thống các cơ quan trợ giúp DNNVV cho các chuyên gia quốc tế để họ hiểu hơn điều kiện làm việc tại Việt Nam. Từ đó giảm vướng mắc trong quản lý dự án giữa các cấp quản lý dự án của hai bên.
- Các giám đốc dự án cần tham gia tích cực vào công tác tuyển dụng cố vấn trưởng và chuyên gia quốc tế của dự án.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án, đặc biệt là đối với dự án nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách phát triển DNNVV tại địa phương triển khai dự án, không chỉ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư mà cho các cơ quan liên quan tới quá trình tổ chức triển khai dự án.
- Trong công tác lập kế hoạch, tăng cường công tác dự tính các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp giải quyết, tránh để trường hợp dự án không hoạt động hàng năm vì gặp phải rủi ro không lường trước.
- Để đảm bảo việc thực hiện tiến độ dự án của địa phương, Cục Phát triển Doanh nghiệp cần tăng cường khả năng tác động bằng các biện pháp
quản lý dự án nhà nước của mình đối với chính quyền địa phương. Cục cần phát huy vai trò là một cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương của mình để điều phối thực hiện dự án tại địa phương.
-Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có trách nhiệm tích cực giải quyết vấn đề cấp đất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn; có kế hoạch xây dựng các khu tái định cư độc lập để chủ động trong việc giải phóng mặt bằng, bảo đảm khởi công và hoàn thành chương trình, dự án theo đúng tiến độ đã được thoả thuận giữa ta và nhà tài trợ .
-Các cơ quan chủ chương trình, dự án phải kiện toàn và tăng cường năng lực cán bộ cũng như năng lực quản lý điều hành của các Ban Quản lý dự án ODA và bảo đảm cán bộ cho các đơn vị này; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế.
-Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA cần tăng cường phối hợp với nhau và với Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trong quá trình quản lý và điều phối ODA, trong đó cần đề ra định chế thích hợp để khuyến khích các đơn vị thực hiện tốt các dự án ODA và cảnh báo các đơn vị yếu kém. Năng lực giải ngân các chương trình, dự án ODA của cơ quan, đơn vị thực hiện cần được coi là tiêu chí để thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án của cơ quan, đơn vị đó.
- Bên cạnh đó, việc cân bằng hài hòa giữa lợi ích các bên tham gia quản lý dự án , thực hiện dự án cũng rất cần thiết. Cục Phát triển Doanh nghiệp có quyền và cần sử dụng tích cực quyền này để đảm bảo thu nhập hợp pháp cho các cán bộ công chức tham gia vào dự án. Ngoài ra, việc hài hòa lợi ích giữa
Trung ương và địa phương cũng là một giải pháp tốt để khuyến khích tinh thần chủ động của cơ quan địa phương.
- Xây dựng thủ tục tình và giải quyết công văn của riêng Cục,dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Bộ và Chính phủ song đảm bảo đơn giản hơn, phổ biến quy trình này cho các chuyên gia quốc tế.