DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.3.1. Các kết quả đạt được trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiếnphát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.3.1.1. Các kết quả đạt được trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp
Về cơ bản cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, đó là:
Bước đầu các dự án đã xây dựng thành công 2 tổ chức tham gia xúc tiến phát triển DNNVV là vườn ươm doanh nghiệp phần mền tại thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm đào tạo doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ. Đã có một số doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ các kết quả này
Tham gia công tác quản lý dự án này, các nhà quản lý phía Việt Nam học hỏi được kinh nghiệp quản lý dự án và nâng cao hiểu biết về hệ thống trợ giúp kĩ thuật cho DNNVV từ các chuyên gia giỏi của các nước phát triển. Việc xác định đúng điểm của vườn ương doanh nghiệp phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần đáng kể để Tiểu dự án này thực hiện kịp tiến độ. Đây là một kinh nghiệm quý báu cho các nhà quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp. Ba dự án này chỉ là những dự án đầu tiên. Cục Phát triển Doanh nghiệp và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp trong tương lai.
Lần đầu tiên, các trợ giúp trực tiếp cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng được thực hiện thông qua mô hình trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và vườn ươm doanh nghiệp ở nước Việc tạo ra niềm tin cho các nhà tài trợ sẽ giúp tăng khả năng thu hút vốn ODA vào lĩnh vực trợ giúp trực tiếp cho DNNVV.ta. Do vậy, các cấp quản lý phía Việt Nam của các dự án này gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý dự án. Nhìn chung, công tác quản lý các dự án này chưa tốt.
Những nỗ lực của các cấp lãnh đạo các dự án đã tạo niềm tin cho các nhà tài trợ, về khả năng phối hợp giữa các Bộ, ngành, chính quyền địa phương
với chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực phát triển DNNVV. Hệ thống trợ giúp không chỉ được thiết lập ở một vài lĩnh vực, hay ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà trên phạm vi rộng. Vì vậy, nâng cao được trình độ và kinh nghiệm cho các nhà quản lý dự án cả ở cấp trung ương và địa phương sẽ ảnh hưởng tốt tới kết quả thực hiện dự án.
2.3.1.2. Các kết quả đạt được trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triến DNNVV gián tiếp
Từ việc phân tích thực trạng, có thể thấy hoạt động quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp đã đạt được một số kết quả như sau:
Công tác lập kế hoạch được thực hiện tốt, mang tính khả thi. Nhờ vậy, các kết quả dự kiến hầu hết được hoành thành.
Các công việc được phối hợp khá nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương nên tiến độ các dự án hầu như không quá chậm.
Tổ chức các công việc được các cấp quản lý coi trọng. Do vậy ,chất lượng của kêt quả đầu ra được bên tài trợ đánh giá tốt.
Chính quyền địa phương, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư , tham gia vào công tác quản lý dự án đã thấy được vai trò và những khó khăn của DNNVV cũng như tìm được các giải phát tháo gỡ. Từ đó, môi trường kinh doanh tại địa phương đã dần dần được cải thiện. Cơ chế một cửa trong đăng kí kinh doanh, chính sách đất đai, chính sách đầu tư…tạo ra một môi trường lành mạnh hơn, minh bạch hơn cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Các dự án hỗ trợ kĩ thuật cho chính quyền các cấp ở Việt Nam tuy đã được thực hiện khá lâu, song trong lĩnh vực xúc tiến phát triển DNNVV còn khá mới.
Từ sự tham gia vào hoạt động quản lý dự án của nhiều địa phương, Cục Phát triển Doanh nghiệp đã tạo lập và củng cố mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác triển khai chính sách hỗ trợ DNNVV, từ đố nâng cao năng lực triển khai chính sách phát triển DNNVV. Tuy nhiên, do quy mô quá nhỏ và thiếu tính quy hoạch nên các dự án đó chưa mang lại kết quả đáng kể.