phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nam.
3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nam.
Phương thức kinh doanh và công tác quản lý của Công ty là hai yếu tố không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh. Nắm rõ được điều đó ban lãnh đạo Công ty luôn đưa ra những quyết sách kịp thời giúp cho Công ty không ngừng phát triển. Là một doanh nghiệp thương mại thì lợi nhuận được coi là mục tiêu hàng đầu, chính vì vậy Công ty luôn coi trọng công tác tiêu thụ tiếp cận khách hàng, bằng mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Mặt khác công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng của Công ty cũng không ngừng được hoàn thiện vì nó đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời để nhà quản trị ra quyết định nhanh chóng và hợp lý. Doanh thu, lợi nhuận không ngừng tăng lên qua mỗi năm, số lượng khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty ngày càng nhiều, uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao. Tổ chức kế toán của Công ty hiện nay tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.
Có thể nói đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kế toán là rất cần thiết, nó góp phần tạo nên sự thành công cho một công ty. Hoạt động thương mại là hoạt động diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và nó có những đặc trưng cơ bản là mua, bán, dự trữ hàng hoá. Do vậy nó đã chi phối trực tiếp đến nội dung kế toán và làm cho kế toán trong doanh nghiệp thương mại có những điểm khác biệt. Đặc biệt với một nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cần phải chú trọng đến việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm, qui mô sản xuất hiện tại của doanh nghiệp để bộ máy kế toán thực sự là một
bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì chính bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục tiêu “Lợi nhuận”. Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sẽ đảm bảo cho việc cung cấp thông tin được kịp thời, chính xác, nhà quản lý có thể nắm rõ hơn tình hình thực tế về hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và kết quả lãi lỗ của hoạt động bán hàng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và chính xác hơn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán.
* Công ty nên sử dụng TK 156 để hạch toán riêng chi phí thu mua của hàng hoá mua vào, Công ty không nên phản ánh chi phí này vào TK 6422 vì nó không phản ánh đúng nội dung của tài khoản này. Điều này làm cho giá vốn của hàng xuất kho để bán bị giảm đi. Vì vậy trong trường hợp chi phí thu mua lớn nhưng không được phản ánh vào TK 632 có thể dẫn đến việc định giá bán không phù hợp đối với mặt hàng kinh doanh của Công ty đồng thời gây khó khăn trong việc nghiên cứu để giảm chi phí mua hàng. Chính vì vậy Công ty nên sử dụng TK 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá đã nhập trong kỳ và phân bổ chi phí này cho số lượng hàng xuất bán trong kỳ và HTK cuối kỳ.
TK 1562 gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng như chi phí bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho thuê bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp.
Công thức: Chi phí thu mua phân bổ cho mặt
hàng i
= Tổng chi phí thu mua
phát sinh x Trị giá mua thực tế của mặt hàng i Tổng trị giá mua thực tế NK của hàng hoá
cho hàng tiêu thụ trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo công thức: Chi phí thu
mua phân bổ cho hàng bán
= Chi phí thu mua tồn
đầu kỳ +
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Trị giá mua của hàng
xuất bán trong kỳ +
Trị giá mua HTK cuối kỳ
Trong quá trình hạch toán công ty công ty nên mở chi tiết tiểu khoản cấp2 cho TK 6421- Chi phí bán hàng theo từng khoản mục chi phí như sau:
+ TK 64221- Chi phí vật liệu quản lý, văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng, sửa chữa TSCĐ.
+ TK 64222- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp + TK 64223- Khấu hao TSCĐ
+ TK 64224- Thuế, phí, lệ phí.
+ TK 64225- Chi phí dịch vụ thuê ngoài
+ TK 64226- Chi phí bốc xếp, vận chuyển hàng + TK 64227- Chi phí tiếp khách, hội nghị
+ TK 64228- Chi phí quản lý bằng tiền khác.
Khi đó, việc hạch toán chi phí bán hàng sẽ được rõ ràng và tách bạch. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ ban đầu ghi sổ chi tiết TK 64221, TK 64222, TK 64223, TK 64224, TK 64225, TK 64226, TK 64227, TK 64228 và kết chuyển lên sổ chi tiết TK 642 và sổ cái TK 642. Cuối tháng, khi thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ, kế toán kết chuyển số dư TK 642 sang TK 911.
TK 64221, TK 64222,… TK 6422 TK 642 TK 911
TK 6421
3.2.3. Về Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
* Công ty áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng đối với một số chứng từ kế toán như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho công ty lại sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC. Việc sử dụng này tuy không có ảnh hưởng gì tới công tác kế toán nhưng để thống nhất trong hệ thống chứng từ kế toán thì trong niên độ kế toán năm 2009, Công ty nên thống nhất áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC.
* Việc Công ty lập Phiếu xuất kho thành 2 liên tuy giảm thiểu được công việc nhưng lại có thể dẫn đến vấn đề thiếu chứng từ kế toán để hạch toán khi có trường hợp mất một liên của Phiếu xuất kho. Vì vậy Công ty nên tiến hành lập Phiếu xuất kho thành 3 liên như quy định:
+ Liên 1: Lưu (Công ty lưu tại phòng kế toán thành quyển)
+ Liên 2: Giao khách hàng ( Khi xuất kho hàng hoá cho khách hàng thì liên này sẽ giao cho khách hàng giữ)
+ Liên 3: Nội bộ (Dùng để luân chuyển trong công ty, phải có chữ ký xác nhận của khách hàng là đã nhận hàng)
Để xác định được kết quả bán hàng của từng mặt hàng giúp công ty có thể biết được mặt hàng nào lỗ, mặt hàng nào lãi nhằm có những chiến lược phát triển kinh doanh kịp thời, tập trung vào những mặt hàng trọng tâm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này có thể thực hiện bằng việc mở thêm mục: “Các khoản giảm trừ”, “Chi phí bán hàng phân bổ” và “Kết quả” trong “Bảng tổng hợp hàng bán” thường được lập vào cuối tháng của mỗi phòng ban. Kế toán tại phòng kế toán sẽ tiến hành phân bổ CPBH và tính kết quả bán hàng của từng mặt hàng. Bảng này đã được kế toán lập khá chi tiết theo từng lô hàng, từng mặt hàng nên việc tính toán lãi là thuận tiện.
Chi phí bán hàng, Công ty có thể tiến hành phân bổ theo doanh thu bán hàng theo công thức sau:
phí phân bổ cho một mặt hàng X =
mặt hàng X Tổng doanh thu bán
hàng
Ví dụ: Trong tháng 2 Phòng kinh doanh xuất bán 2 thang máy với doanh thu bán hàng là:4.525.400.000 đồng.
Tổng doanh thu bán hàng trong tháng của Công ty: 7.926.758.652 đồng. Tổng chi phí bán hàng của Công ty trong tháng: 18.860.000 đồng
CP bán hàng phân bổ cho thang máy bán ra
= 4.525.400.000 x 18.860.000 7.926.758.652
= 3.629.358
năm 2009” tại phòng kinh doanh như sau:
Đơn vị: Công ty CP ĐT&CN Việt Nam
Bộ phận: Phòng kinh doanh
BÁO CÁO TỔNG HỢP BÁN HÀNG Từ ngày 02/12/2009 đến ngày28/12/2009
STT Tên hàng hoá ĐVT lượngSố Giá vốn hàng bán Giá bán chưa VAT Thuế VAT Tổng giá thanh toán
Các khoản giảm trừ CPBH phân bổ Kết quả 1. Thang máy 1000 bộ 2bộ 4.475.400.000 4.525.400.000 226.270.000 1.601.670.000 … 3.629.358 23.869.471 … … … … … … … … Tổng cộng: ... ... ... ... … …
Kế toán Trưởng phòng kinh doanh
2.2.5. Về báo cáo kế toán liên quan đến bán hàng
Công ty nên theo dõi và lập những khoản phải thu khó đòi, hoạt động của Công ty là hoạt động thương mại nên việc mua bán chịu là tất yếu xảy ra, có thể có trường hợp khách hàng ghi nhận nợ, hay những khoản phải thu mà người nợ khó trả hoặc không có khả năng thanh toán, đây chính là khoản nợ phải thu khó đòi. Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, thì việc lập dự phòng phải thu khó đòi là hết sức cần thiết.
Việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính hiện hành:
- Khoản nợ này phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ bao gồm hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
- Các khoản nợ phải thu khó đòi có đủ căn cứ xác định sau:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng bên nợ đã lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, đang bị pháp luật truy tố giam giữ…
* Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: +30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. +50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. +70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. * Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng được coi là nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Việc trích lập dự phòng được thực hiện như sau:
Cuối kỳ kế toán năm, kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập:
Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán sau, kế toán căn cứ vào chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước và dự phòng năm nay để xác định dự phòng bổ sung hoặc hoàn nhập.
1) Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:
Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
2) Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn thì số chênh lệch được hoàn nhập, ghi giảm chi phí:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 6421: Chi phí bán hàng
3) Các khoản nợ phải thu khó đòi khi được xác định là không đòi được thì được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ phải thu khó đòi kế toán ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 138: Phải thu khác
Các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý doanh nghiệp phải theo dõi trên sổ kế toán mở cho TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp thu hồi nợ.
4)Khi thu hồi được nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, kế toán ghi sổ căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711: Thu nhập khác
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng bán hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp thương mại. Nó quyết định sự tồn tại của cả doanh nghiệp. Vì nó chính là khâu tạo ra lợi nhuận. Và kế toán với vai trò là công cụ quản lý tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Do vậy việc hoàn thiện kế toán bán hàng và kết quả bán hàng là điều tất yếu nếu doanh nghiệp muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nam là một công ty thương mại nên đặc biệt coi trọng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Qua thời gian đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tại công ty, em nhận thấy kế toán bán hàng ở công ty tương đối hợp lý, hoàn chỉnh nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em xin được mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty.
Do thời gian thực tập có hạn và bản thân em không có nhiều kinh nghiệm thực tế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài, vì vậy em rất mong ý kiến bổ sung của TS.Lê Kim Ngọc cùng toàn thể các Thầy Cô giáo trong khoa để chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Lê Kim Ngọc và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Báo cáo kiểm toán Công ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ Việt Nam năm 2007, 2008, 2009.
2- Báo cáo quyết toán năm 2009.
3- PGS.TS Nguyễn Văn Công: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.
4- TS. Trần Thị Song Minh: Kế toán máy - NXB Thống kê, 2000. 5- Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1 và 2) – NXB Tài chính,
2006.
6- Tạp chí Tài chính kế toán.
7- Các tài liệu khác có tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...3
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ...3
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ ...3
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM...3
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nam...3
1.1.1. Danh m c h ng bán c a Công ty C ph n ụ à ủ ổ ầ Đầ ư àu t v Công ngh ệ Vi t Namệ ...4
1.1.2. Th trị ường c a Công tyủ ...5
1.1.3. Phương th c bán h ng c a Công tyứ à ủ ...6
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty...8
CHƯƠNG 2...14
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI ...14
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM...14
2.1. Kế toán doanh thu...14
2.1.1. Ch ng t v th t c k toánứ ừ à ủ ụ ế ...14
2.1.2. K toán chi ti t doanh thuế ế ...15
2.1.3. K toán t ng h p v doanh thuế ổ ợ ề ...28
2.2. Kế toán giá vốn hàng bán...33
2.2.1. Ch ng t v th t c k toánứ ừ à ủ ụ ế ...33
2.2.2. K toán chi ti t giá v n h ng bán ế ế ố à ...33