cho công tác sản xuất được đơn giản, nhanh nhạy hơn, năng suất cao hơn và an toàn ánh sáng cũng cao hơn.
Việc sử dụng 1 Studio tin tức để chuẩn bị phát và phát thẳng các bản tin trong ngày nhằm các mục đích:
- Tăng tính thời sự của các bản tin trong ngày.
- Đảm bảo chất lượng tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn, do đó không cần khâu Tape.
- Giảm bớt công việc cho khâu chuẩn bị.
- Nâng cao trình độ công nghệ, trình độ đội ngũ... cũng là vần đề đang được quan tâm.
II.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH. HÌNH.
Phóng sự truyền hình là một thể loại đặc thù trong các chương trình thành phần của chương trình thời sự. So với phương pháp ENG, phóng sự được sản xuất có tính chất “cổ điển” hơn, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi. Các đặc điểm công nghệ thường là:
- Ghi hình băng 1 camera đi liền với VTR (thiết bị gọn nhẹ). - Ghi tiếng đồng bộ với hình.
- Có khả năng làm tiếng hậu kỳ thêm.
- Có khả năng làm việc với hệ thống dựng điều khiển theo chương trình. trình.
- Cố gắng sử dụng băng, máy đạt chất lượng chuyên dụng để không gây ảnh hưởng đến chất lượng chung của chương trình thời sự.
II.4.1. Các bước công nghệ chính.
Các bước công nghệ chính để sản xuất có thể tóm tắt như sau:
1. Chuẩn bị về biên tập và kỹ thuật.
Việc chuẩn bị biên tập để có được nội dung cơ bản của chương trình là cơ sở cho quá trình sản xuất. Đó cũng là cơ sở để tiến hành làm kịch bản quay và kịch bản dựng, cũng như thành phần của nhóm làm chương trình.
Thành phần của nhóm đi làm chương trình phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của phóng sự. Thông thường chỉ có biên tập, camera và kỹ thuật. Đối với các chương trình quan trọng có thể có sự tham gia của đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, chủ nhiệm sản xuất. Đôi khi theo yêu cầu còn có thêm hoá trang, đạo cụ và dựng cảnh. Ngược lại với thiết bị gọn nhẹ, và cự ly gần có khi chỉ cần biên tập và quay phim.
Công tác chuẩn bị kỹ thuật bao gồm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thử và căn chỉnh các chức năng của thiết bị, nạp thử acquy, chuẩn bị băng và phương tiện đi lại.
2. Đưa nhóm làm chương trình và phương tiện kỹ thuật đến địa điểm làm việc.
Công việc này thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng để đảm bảo cho trôi chảy, nhất là ở những nơi làm lần đầu hoặc ở những nơi xa trung tâm cần chú ý:
- Lịch làm việc để xin xe.
- Chọn loại xe thích hợp với: thành phần và phương tiện kỹ thuật, đặc điểm của đường đi và chiều dài quãng đường.
3. Tiến hành quay và ghi hình theo kịch bản.
Dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hay biên tập, việc quay và ghi hình được tiến hành theo đoạn ngắn hoặc dài. Để dễ dàng cho chương trình về sau, người quay phim cố gắng sử dụng khả năng cắt cảnh ngay trong giai đoạn này.
Tiếng đồng bộ được ghi cùng với hình ảnh bằng micro được gắn trên camera hoặc trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng micro độc lập.
Chương trình cần quay có thể kiểm tra ngay tại chỗ, những cảnh không cần thiết có thể xoá và thay bằng cảnh khác. Cùng với việc ghi hình và tiếng, để sau này dễ dựng còn có thể tiến hành ghi địa chỉ TIMECODE.
Những thông báo về địa chỉ này, (hoặc nếu không có thì thông báo về thời gian) được ghi chép đồng thời với kịch bản quay.
Ở đầu ra của bước quan trọng nhất này là băng ghi các cảnh quay và kịch bản quay với đầy đủ các thông số cần thiết cho dựng chương trình sau này như: số thứ tự của cảnh, địa chỉ đầu cuối của cảnh, các ghi chú cần thiết của biên tập cho dựng hậu kỳ...
4. Kiểm tra và chọn tư liệu quay.
Trước khi tiến hành kiểm tra và chọn cảnh, việc làm đầu tiên khi đưa băng về trung tâm là gài time code (nếu chưa có), còn gọi là chuẩn bị kỹ thuật cho việc sử dụng hệ thống dựng điều khiển theo chương trình.
Mục đích của việc kiểm tra và chọn tư liệu quay là xem lại các cảnh quay, lựa chọn những cảnh cần thiết, đánh dấu thứ tự, xác định địa chỉ đầu cuối của chúng để dựng chương trình sau này.
Việc kiểm tra lựa chọn cũng như dựng chương trình ở khâu sau này có những khả năng thực hiện khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào các yếu tố.
- Độ dài ngắn của chương trình.
- Mức độ về nghệ thuật và kỹ thuật yêu cầu. - Thiết bị sử dụng và khả năng của chúng.
- Thói quen và khả năng của đội ngũ làm chương trình.
Giả sử như sản xuất một chương trình có yêu cầu cao và có sử dụng hệ thống dựng điều khiển theo chương trình thì quá trình sẽ như sau:
Băng đi quay về đã được cài time code được đưa vào máy “Slave”. Trên máy “Master” là băng trắng cũng được cài Time code.
Đạo diễn tiến hành kiểm tra và lựa chọn các cảnh quay trực tiếp trên thiết bị của phòng dựng (mà không cần phải có một phòng xem băng và chuẩn bị riêng như sản xuất các chương trình nghệ thuật).
90 VTR Cam VTR M Cam VTR VTR VTR B n à điều khiển dựng CT Các thiết bị dụng AV VTR VTR Mix Phòng đọc Thời sự Ghi âm A V V A VTR M VTR VTR
1. Chuẩn bị biên tập v kà ỹ thuật
- Chuẩn bị kịch bản - Chọn đội ngũ - Chuẩn bị CT.
2.Đưa phương tiện đến nơi l m tinà
3. Ghi phóng sự4. KIểm tra v chà ọn cảnh 4. KIểm tra v chà ọn cảnh 6. L m tià ếng hậu kỳ 7. OTK phóng sự 8. Móc nối các chương trình phóng sự Hình II.2-4. Công nghệ sản xuất các CT phóng sự
5. Dựng chương trình.
Sau khi đã chọn đủ cảnh và sắp xếp chúng theo thứ tự sẽ phải xác định địa chỉ đầu cuối để tiến hành dựng. Có 2 phương pháp dựng là: Dựng với độ dài chương trình không bắt buộc (mở đuôi) và dựng với độ dài chính xác (khép đuôi).
Nếu không bắt buộc độ dài thật chính xác thì quá trình dựng sẽ theo thứ tự: xem băng – quyết định lấy – thử lại và căn chỉnh – tiến hành dựng luôn.
Nếu độ dài chương trình bắt buộc phải thật chính xác thì quá trình dựng phải theo trật tự: trước tiên phải xem băng và quyết định tất cả những đoạn cần chọn, căn chỉnh lại độ dài (theo thời gian trên máy) rối sau đó cho dựng tự động toàn bộ.
6. Làm tiếng hậu kỳ.
Các thành phần đường tiếng làm trên thường có lời bình, nhạc nền. Các cách lồng tiếng hậu kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và thiết bị:
- Lồng tiếng trong khi in từ máy này sang máy khác. - Dub tiếng vào một kênh tiếng của băng.
- Đọc thẳng trong khi phát.
7. OTK chương trình.
8. Đưa đi móc nối với chương trình thời sự.