0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 1 Máy ghi hình.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH (Trang 53 -66 )

- Tiêu chuẩn nén Audio MPEG2.

PHẦN II KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

I.1. CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 1 Máy ghi hình.

I.1.1. Máy ghi hình.

Máy ghi hình luôn tồn tại và phát triển theo sự phát triển của kỹ thuật truyền hình. VTR là những thiết bị ghi và tạo lại những tín hiệu hình ảnh và tín hiệu âm thanh trên băng từ. Nguyên lý của máy ghi hình dựa trên tính chất của một số vật liệu sắt từ. Những vật liệu sắt từ này bị từ hoá khi có tác dụng của từ trường, khi vật liệu sắt từ bị ra khỏi miền tác dụng của từ trường nó không mất đi mà vẫn giữ được từ hóa đó gọi là từ dư.

Vật để giữ lại từ dư được chế tạo là băng từ. Đầu từ là vật liệu trung gian biến đổi từ sang điện (lúc phát) và biến đổi điện sang từ (lúc ghi).

+ Giới thiệu chung về máy VTR.

Máy ghi hình có cả một quá trình biến đổi dài qua nhiều thế hệ máy và hiện nay đài truyền hình Việt Nam cũng như các Đài địa phương đang dùng nhiều loại VTR như VHS, S.VHS, UMATIC, và BETACAM… tương ứng với các độ rộng băng 1/2inch, 3/4inch… Trong mỗi loại máy có nhiều thế hệ máy, mỗi loại thế hệ máy lại có chức năng riêng. Ví dụ UMATIC VO5630 có chức năng ghi phát, máy UMATIC VO5850 là máy ghi dựng và máy UMATIC VO5030 chỉ có chức năng phát…

Mỗi loại VTR thường được phân theo VTR để bàn và VTR lưu động. Máy ghi hình để bàn thường được thiết kế để làm một trạng thái cố định, có

nhiều chức năng, thường đi được với các thiết bị ngoại vi khác nhau như bàn dựng, bàn kỹ xảo…Còn VTR lưu động thường được thiết kế gọn nhẹ, độ tin cậy cao.

+ Giới thiệu VTR Betacam PVW 2800.

Như trên đã nói VTR luôn thay đổi và phát triển, ở một trung tâm truyền hình thường tồn tại nhiều loại và nhiều xu thế VTR hiện nay xu thế hướng được dùng là hệ máy Betacam. Hệ máy này cũng có nhiều loại như BVW (60, 65, 70) PVW (2600, 2650, 2800..) UVW (1600, 1800…). Trong đó loại BVW60, PVW2600 và UVW1600 là loại máy chỉ có tính năng phát. Máy BVW65 và PVW2650 là loại máy có tính năng phát nhưng có thể thay đổi tốc độ bình thường. Chức năng này được gọi là Dynamic motion control (DMC). Máy BVW70 và máy PVW2800 là máy ghi dựng. Máy UVW 1800 cũng là máy ghi dựng nhưng với điều kiện là phải kèm theo bàn dựng được giới thiệu như sau:

Ở đây ta chọn loại máy PVW2800 để giới thiệu vì loại máy được dùng nhiều ở VTV và sẽ được dùng nhiều ở các đài địa phương. Loại máy này tập chung hết các tính năng của các máy VTR khác. Ngoài ra nắm được loại máy này có thể vận dụng vào các hệ máy khác như S.VHS, UMATIC…

Trước hết xét đến phương thức tín hiệu vào băng ở hệ Betacam. Ở hệ Betacam tín hiệu đưa vào ghi được tách ra làm hai thành phần Y và C rồi xử lý riêng rẽ. Thành phần chói Y được điều chế tần số, thành phần C được đổi thành hai tín hiệu màu R-Y và B-Y sau đó hai tín hiệu màu này được nén thời gian theo từng dòng và được đưa vào điều chế tần số rồi đưa tới mạch khuyếch đại ghi vào băng. Thành phần Y và C được ghi bởi các đầu từ riêng rẽ như hình. 54 CB YB XB CA YA XA Hình II.1-1. Đầu từ ghi th nh phà ần

Ở đây YA và YB là hai đầu từ ghi phát thành phần Y, CA và CB là hai đầu từ ghi thành phần C. Khoảng cách giữa hai đầu từ ghi phát Y và C được đặt lệch nhau 1 góc 6,7670. XA và XB là hai đầu từ xoá xoay tương ứng xoá vệt từ của YA và CA và YB, CB trong chế độ dựng.

Vị trí các vệt từ Y và C ở trên băng được thể hiện như hình:

PVW 2800 chỉ có đường tiếng tĩnh ghi đọc theo chiều dài băng. Ngoài ra ở hệ Betacam loại BVW còn có hai loại kênh tiếng nữa. Loại tiếng này được điều chế tần số AFM được ghi cùng tín hiệu video.

Các tính năng chung: 55 1/2inch Chiều chuyển dịch băng Y C Y C Y A1 A2 CTL TC Hình II.1-2

Máy PVW2800 là máy được thiết kế kiểu ghi dựng. Khi phát chấp nhận cả hai băng oxide và metal, còn khi ghi chỉ chấp nhận băng metal. Máy này có hệ màu PAL chạy điện 100v và 240v, tần số 50/60Hz, công suất 150w, tốc độ dịch chuyển của băng là 101,51mm/s, thời gian ghi và phát tối đa là 100 phút hoặc dài hơn với loại băng BTC-90ML. Tốc độ tìm hình chế độ nhanh có nhiều mức, tốc độ bình thường là 1, chế độ chậm tức là từng mặt ảnh. Thay đổi từ trạng thái dừng đến tốc độ bình thường theo chiều tiến tới và ngược lại. Thời gian chạy nhanh ngược không hiện hình là 3 phút hoặc ít hơn đối với loại băng BTC90ML.

- Phần đường hình.

Giải tần số làm việc của thành phần Y (độ chói) là 25Hz ÷2MHz. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) là 68dB. Có ba loại đầu vào video, tín hiệu vào đầy đủ (composite) đầu vào S.video (Y và C tách biệt) và tín hiệu Component. Các loại đầu vào này nhờ chuyển mạch ở mặt trước máy (input select). Đầu vào Componet có hai loại đầu vào là Component1 dùng dây DUB12 pin và tín hiệu Component 2 dùng Jắc BNC gồm Y, R-Y, B-Y loại đầu vào component được chọn nhờ chuyển mạch ở mặt sau của máy.

Trong máy có bộ sửa sai lệch gốc thời gian (time base corrector-TBC) bộ này có tác dụng ổn định tín hiệu và có thể thay đổi mức tín hiệu (video Level) mức màu (chroma level), mức đen (back level)… ở tín hiệu phát ra từ băng.

Tương ứng đầu vào có ba loại đầu ra là Composite, S.video và đầu ra component (2 loại). Máy được thiết kế có ba đầu ra Composite khi đấu nối với các thiết bị khác dùng đầu 1, 2 còn đầu 3 cắm vào monitor vì đầu ra thứ ba có chữ Super để cho phép nhìn thấy một số chỉ thị trên monitor. Tuy nhiên chế độ này còn phụ thuộc vào chuyển mạch Characterr/off ở mặt trước máy.

- Phần đường tiếng.

- Đáp tuyến tần số 50Hz ÷15KHz, tỷ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) là 68dB. Có hai kênh tiếng độc lập, có chiết áp trên một máy để chỉnh được mức ra từ băng và mức ghi vào băng. Hai đồng hồ chỉ thị mức tương ứng từ kênh. Khi phát (PB)chỉ mức ra, khi ghi (REC) chỉ mức vào. Sau máy có công tắc chuyển mạch chọn mức và trở kháng vào. Mức thấp nhất là -60dB, 3KΩ mức cao là +4dB, 600Ω hoặc 10KΩ đối xứng.

Có hai loại đầu ra Audio:

Loại đầu ra tương ứng từng kênh gọi là LINE OUT CH1, LINE OUT CH2 có mức ra là 4dB, trở kháng ra là 600Ω đối xứng.

Loại chỉ có một ổ cắm có tên là MONITOR OUT với đầu ra này có thể lấy ra hoặc kênh CH1 hoặc kênh CH2 hoặc trên cả hai kênh CH1, CH2 tuỳ thuộc vào công tắc chọn ở máy phía trước (ở vị trí CH1, CH2 hoặc MIX).

Ngoài ra còn có đầu ra cho tai nghe có mức ra lớn nhất là -14dB, 8Ω. Đầu ra này cũng tuỳ thuộc vào công tắc chuyển mạch CH1, CH2, MIX. Đầu ra tai nghe có tác dụng trong phòng lồng tiếng cho khớp mà không phải vặn to MONITOR. Ngoài ra máy còn có một đầu ra monitor bằng jắc 8 pin cho ra cả hình và tiếng để dùng với monitor có loại đầu ra 8 pin. Mức tiếng ra là -5dB, 47Ω.

-Phần điều khiển.

Máy PVW 2800 này được thiết kế để điều khiển dựng tại máy hay tại bàn dựng. Trong trường hợp dựng tại máy dây điều khiển 9 pin được nối giữa máy phát và máy ghi, chuyển mạch máy phát ở vị trí Remote còn máy ghi ở vị trí Local. 57 Hình II.1-3a. PLAYER RECODER CH1 CH2 V 9 pin Hình II.1.3b PLAYER RECODER CH1 CH2 V RM

Ở đây CH1 và CH2 là hai kênh tiếng, CH1 là đường tiếng kênh 1, CH2 là đường tiếng kênh 2, V là đường tín hiệu hình.

Khi thao tác bên Player ấn phím có chữ P, bên Recorder ấn phím có chữ R. Còn khi điều khiển máy ở bàn dựng phải để chuyển mạch ở vị trí Remote. Giữa máy và bàn dựng được nối với nhau bởi dây điều khiển 9 pin (hình 3b). Khi đó mọi phím ấn ở mặt máy được dùng tại bàn dựng.

I.1.2. Bàn dựng

+ Khái niệm bàn dựng hình.

Một chương trình truyền hình thường là từ nhiều nguồn vào như phim nhựa, băng ghi từ máy lưu động, vệ tinh… nên trước khi phát phải biên tập lại, dựng lại. Do tín hiệu ghi trên băng từ nhiều nguồn tín hiệu, nên một băng dựng lại ngoài yêu cầu của đạo diễn và biên tập phải đảm bảo liên tục tín hiệu. Có nghĩa là phải thực hiện dựng hình. Cụ thể hơn là sự ghép nối hình ảnh và âm thanh theo yêu cầu của đạo diễn và phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng hình ảnh, âm thanh. Kỹ thuật dựng hình là phải đảm bảo đựơc liên tục tín hiệu trên băng. Hình ảnh xem không bị nhảy, âm thanh phải liên tục. Để thực hiện được điều này phải có thao tác dựng hình.

Bàn dựng là một thiết bị điều khiển từ xa máy ghi hình. Ngoài ra bàn dựng còn điều khiển các thiết bị ngoài khác như chuyển mạch A (Audio Mixer) chuyển mạch V (Video Mixer).. để thực hiện thao tác dựng.

Tương tự máy ghi hình, bàn dựng hình cũng có nhiều loại. Một số loại hiện nay đang được sử dụng ở các đài truyền hình như: RM450, PVE5 00, BE600, BE2000..

Các bàn dựng đều có tính năng chung và các đặc điểm khác tuỳ thuộc vào thiết kế, song một điều cần thiết là bàn dựng phải đi đúng với các loại thiết bị ngoài (AUDIO MIXXER), (VIDEO MIXXER) mà nhà sản xuất đã

thiết kế như PVE500 đi với bàn DFS 500 và MXP290.. thì mới phát huy hết chức năng.

+ Chế độ dựng.

Trong dựng hình phân biệt hai chế độ dựng.

- Chế độ dựng ASSEMBLE (dựng nối tiếp) và chế độ dựng INSERT (dựng xen cảnh). Tín hiệu dựng của ASSEMBLE là tín hiệu của cảnh nào thì được ghi chính tín hiệu của cảnh đó và xung điều khiển CTL được tách ra từ chính tín hiệu của cảnh đó. Ở đây mô tả tín hiệu khi ghi nối tiếp ở nguồn tín hiêụ A, B, C.

Chế độ INSERT là có thể thay V hoặc A, ở A có thể A1 hoặc A2 cả hai kênh. Trên băng có sẵn tín hiệu A, tín hiệu B xen kẽ vào, tín hiệu dựng INSERT là tất cả các cảnh dựng đều chung tín hiệu điều khiển đã có sẵn trên băng có nghĩa là ở chế độ này yêu cầu trên đoạn băng cần dựng phải có sẵn tín hiệu điều khiển (CTL) để đảm bảo cho tín hiệu mới ghi lên đúng chỗ tín hiệu cũ bị xoá.

+ Trình tự thao tác dựng.

59

Tín hiệu điều Tín hiệu điều Tín hiêu điều khiển A khiển B khiển C

Chiều băng chuyển động B A C Tiếng kênh 1 Tiếng kênh 2 Hình II.1-4. Sơđồ chếđộ dựng

Chọn chế độ dựng ASSEMBLE hay chế độ INSERT, dùng phím Search để tìm hình, chọn và nhớ điểm vào và điểm ra trên băng của máy phát và máy ghi, còn điểm ra tự động thì chọn 1 trong 2 máy là đủ. Nếu chọn điểm ra tuỳ ý khi đang dựng thì ra bằng tay (ấn ALL Stop). Lúc đó hệ thống cũng được dừng lại như khi chọn và điểm nhớ tự động tiếp theo ấn AUTO EDIT.

Sau đó ấn auto edit cả máy phát và máy ghi chạy lùi về phía trước một khoảng thời gian PREROLL thời gian PREROLL đã đặt sẵn trong máy là 3s, 5s, 7s. Sau đó cả hai băng ghi và phát ở chế độ dừng (PAUSE) tiếp theo cả máy ghi và máy phát chạy ở chế độ phát chuyển sang chế độ ghi. Khi tới thời điểm ra máy phát tiếp tục phát 2s, máy thu còn thực hiện tiếp 2s nữa (với chế độ dựng ASSEMBLE) và thời gian này gọi là thời gian POSTROLL, cuối cùng cả hai máy phát và máy ghi trở về đúng điểm ra và dừng tại đó.

Khi muốn kiểm tra trước xem điểm vào và điểm ra đã như ý chưa thì ấn PREVIEW quan sát MONITOR kiểm tra xem điểm vào và điểm ra, nếu điểm vào điểm ra chưa đúng ý có thể chọn và nhớ lại. Nếu việc chọn và nhớ lại đã như ý thì tiến hành dựng Auto edit.

Muốn xem lại đoạn băng vừa dựng ấn Review, khi ấn máy phát không hoạt động, máy ghi hoạt động tức là tự động chạy về trước điểm vào thời gian PREROLL và vào các điểm phát, khi xem qua điểm dựng vào muốn xem điểm ra.

Sau khi xem qua điểm vào ta ấn JUMP băng sẽ chạy ở tốc độ nhanh cho tới điểm trước điểm ra một khoảng thời gian PREROLL. Từ đây băng chạy ở tốc độ PLAY cho tới sau điểm ra khoảng 2s, băng trở lại điểm ra và dừng lại tại đó thời gian từ điểm IN đến điểm OUT phải lớn hơn thời gian PREROLL, ngoài vịệc điều khiển một số bàn dựng cần thiết kế thêm điều khiển dựng time code (TC- mã hoá thời gian) là tín hiệu mã hoá các vệt từ ghi trên băng, mỗi vệt từ có địa chỉ riêng được mã hoá thời gian dưới dạng giờ, phút, giây, mành.

Khi điều khiển dựng theo TC thì quy trình làm việc tương tự điều khiển theo CTL như trình bày ở trên, nhưng độ chính xác cao hơn do các vệt từ đã mã hoá theo địa chỉ riêng. Muốn tìm vệt từ nào thì mạch giải mã đúng địa chỉ của vệt từ đó chứ không nhầm lẫn như xung CTL.

Như trình bày ở trên sau khi ấn auto edit cả hai máy đều lùi về phía trước một khoảng thời gian PREROLL đã đặt sẵn trong máy. Do vậy yêu cầu phải có tín hiệu CTL trước thời điểm cần lấy với độ dài ít nhất bằng PREROLL. Với băng trắng thì trước khi dựng phải ghi tín hiệu ở đầu băng với khoảng thời gian tối thiểu bằng thời gian PREROLL. Điều này đảm bảo cho máy khi dựng có thời gian lùi lại trước điểm vào dựng một khoảng thời gian Preroll đặt trước.

Do quá trình chạy băng trong chế độ dựng như trình bày nên cần chú ý là khi đi ghi hình phải ghi trước thời điểm cần lấy tối thiểu là 10s và băng để ở máy ghi cũng phải có trước với thời lượng từ 10÷30s.

Thông thường chế độ dựng Assemble được dựng trong trường hợp dựng thô hoặc khi băng ghi không có tín hiệu CTL liên tục.

Chế độ dựng INSERT tuỳ theo yêu cầu mà có thể thay đổi hình hoặc tiếng cả hai kênh tiếng 1 và 2 hay một trong hai kênh.

Yêu cầu của chế độ này là đoạn cần Insert phải có tín hiệu CTL liên tục.

Chế độ dựng Insert thường được dùng trong chế độ sửa băng hoặc băng có sẵn tín hiệu CTL ổn định và liên tục. Chế độ này có thể thay riêng tiếng kênh 1 hoặc tiếng kênh 2 hoặc riêng hình, hoặc tín hiệu mã thời gian TC trên đoạn băng nào đó yêu cầu.

Chế độ này yêu cầu trên đoạn băng cần dựng phải có sẵn tín hiệu CTL để đảm bảo cho tín hiệu mới ghi lên đúng chỗ tín hiệu cũ bị xoá. Sau khi ghi xong cảnh cần ghi thì tiến hành in hình, chọn và nhớ điểm vào, điểm ra cho cảnh sau.

Tóm lại dựng hình là sự ghép nối hình ảnh và âm thanh theo yêu cầu của biên tập viên và đạo diễn… về kỹ thuật thì sự ghép nối này mang tính liên tục của tín hiệu trên băng. Căn cứ vào tính chất các vệt từ quy định ghi trên băng từ, mà khi dựng phải đảm bảo sự liên tục của tín hiệu trên băng từ.

VD: Như các vệt từ ghi dọc hay ghi xiên trên băng từ thì khi dựng lại càng phát theo quy luật đó mới đảm bảo sự ghép nối liên tục được. Có như vậy hình ảnh truyền đến người xem mới đảm bảo chất lượng.

+ Các kiểu dựng: Có thể phân thành hai kiểu dựng.

Dựng A ROLL. Kiểu dựng A ROLL nghĩa là thực hiện dựng cắt liên tục các cảnh. Với kiểu dựng này hệ thống tối thiểu phải có hai máy ghi hình. Hình và tiếng CH1 và CH2 đưa từ máy phát sang máy ghi, monitor được nối với từng máy để kiểm tra hình, tiếng trực tiếp khỏi máy. Bàn dựng được nối

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH (Trang 53 -66 )

×