Tăng cường hoạt động tiếp thị địa phương

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FD

3.3. Tăng cường hoạt động tiếp thị địa phương

Tiếp thị địa phương là những hoạt động giới thiệu với các nhà đầu tư, kinh doanh, khách du lịch, khách vãng lai…những cái đặc biệt của địa phương mình mà các địa phương khác dù muốn cũng khó có thể cạnh tranh được hay nói cách khác là tạo ra một hình ảnh tốt đẹp của một địa phương. Nhưng mỗi địa phương khác nhau

thì có các cơ hội đầu tư khác nhau. Quy trình tiếp thị địa phương cần phải thực hiện như sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình tiếp thị địa phương của tỉnh Hải Dương

Chiến lược tiếp thị đầu tư cho Hải Dương nổi lên 4 điểm chính như sau:

 Quảng bá hình ảnh và tiếng tăm.

 Xây dựng, cải thiện và giảm giá các yếu tố cơ sở hạ tầng vật chất.

 Hoàn thiện cải cách hành chính

 Tạo nguồn nhân lực

Tăng cường tiếp thị cho địa phương bao gồm một số biện pháp sau:

Củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư

Thông qua tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư khoảng 2 lần/năm, lãnh đạo tỉnh nên tổ chức họp với sự tham gia của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của tỉnh, đại diện Ban quản lý các KCN, CCN, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Trung tâm XTĐT và đại diện của các công ty nước ngoài đóng góp trên địa bàn tỉnh nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư cũng như giải đáp các thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn cho họ. Để thực hiện tốt điều này tỉnh nên lập một ban hay có thể cử vài người kiêm nhiệm chuyên trách các vấn đề nảy sinh của những dự án từ khi đựơc cấp phép đầu tư cho đến khi dự án đi vào hoạt động sản xuất. Ban này phải hoạt động thường xuyên để các nhà đầu tư có thể lên hệ bất cứ lúc nào mà không gặp khó khăn

Đánh giá thực trạng địa phương

Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển của địa phương

Thiết kế chiến lược tiếp thị cho địa phương

Hoạt động chương trình thực hiện chiến lược

gì. Đây là điều mà các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Hà Nội làm rất tốt trong thời gian qua và các nhà đầu tư đã tỏ ra hài lòng.

Bên cạnh đó, việc thiết lập một đường dây nóng, đặt hòm thư góp ý kiến, kiến nghị có liên quan tới cá nhân, tổ chức có hành vi gây khó khăn, thiếu trách nhiệm trong giải quyết vấn đề liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo có thêm một kênh thông tin để kịp thời có những biện pháp xử lý và công bố công khai việc làm này.

Qua đây, ban lãnh đạo tỉnh và đặc biệt là đại diện Trung tâm XTĐT cần tranh thủ những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư đang làm ăn trên địa bàn để tăng cường mở rộng quy mô dự án đã được cấp phép, tăng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất.

Việc củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư đang làm ăn trên địa bàn, xem đây là kênh tiếp thị hiệu quả nhất để tiếp thị với các nhà đầu tư tiềm năng.

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông”

Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực cán bộ và của Ban quản lý. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư. Đặc biệt, chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản lý, quán triệt tư tưởng cho cán bộ còn nặng công tác hành chính đơn thuần mà chưa nắm được rõ quan điểm phục vụ nhà đầu tư theo cơ chế “một cửa”.

Chú trọng công tác giải phóng mặt bằng

Về việc triển khai dự án sau cấp phép đầu tư, khó khăn nhất hiện nay vẫn là vấn đề giải toả đền bù. Đây là điều nhà đầu tư nản lòng khi phải chờ hàng năm trời để triển khai dự án sau cấp phép đầu tư. Hải Dương cần ban hành một vài biện pháp sau đây nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các nhà đầu tư:

Thực hiện giải pháp đổi đất lấy nền nhà cho người dân.

Tạo điều kiện ưu tiên con em của nhiều gia đình trong diện di dời vào làm việc ở những công ty được xây dựng ở đây, góp phần ổn định cuộc sống cho các hộ xung quanh khu vực này.

Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Đây là yếu tố căn bản đầu tiên tỉnh cần quan tâm đáp ứng tốt hơn các nhà đầu tư. Mấu chốt vấn đề ở đây vẫn là tập trung vào các vấn đề như giao thông, đi lại, hệ thống cấp điện nước.

Về giao thông: cần tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, phát huy tối đa nội lực để thu hút vốn và phát triển hệ thống giao thông. Trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay, tỉnh không nên dàn đều mà nên tập trung vào các công trình trọng điểm, đặc biệt là các tuyến đường nối từ KCN, CCN đến trung tâm tỉnh và các vùng lân cận.

Về hệ thống điện: ngoài việc xây dựng thêm các trạm hạ thế trung gian 110/220 kV dẫn đến các doanh nghiệp cần có kế hoạch tách lưới điện KCN, CCN ra khỏi lưới điện quốc gia phục vụ sinh hoạt KCN, CCN nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn điện hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây.

Về dịch vụ bưu chính - viễn thông: nhanh chóng phát triển mạng lưới mở thêm các trung tâm bưu chính, khu đô thị mới. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các nhà đầu tư.

Hỗ trợ tuyển dụng

Để phát huy tối đa ưu thế của lực lượng lao động dồi dào Trung tâm XTĐT chọn một đơn vị hỗ trợ về việc làm đã có kinh nghiệm để tuyển dụng lao động cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi gặp vấn đề khó khăn về lao động.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w