Mô hình SWOT trong hoạt động XTĐT của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

Để đưa ra các giải pháp XTĐT ta dùng mô hình Ma trận SWOT phân tích sự kết hợp đưa ra phương án XTĐT

2.1. Đánh giá về các cơ hội (O) và đe doạ (T)

-Cơ hội chủ yếu:

+ Chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng được mạnh mẽ thoáng mở hơn thể hiện tính vượt trội hơn các địa phương lân cận (O1).

+ Nhu cầu đầu tư của các nhà sản xuất công nghiệp và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng gia tăng (O2).

+ Sự quan tâm rất sâu sắc, hỗ trợ mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo, đảng chính quyền địa phương và sự phối hợp hỗ trợ các cơ quan có liên quan (O3).

-Những đe doạ:

+ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay (T1).

+ Các tỉnh lân cận có tiềm lực mạnh (Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh,…) tạo nên tính cạnh tranh gay gắt (T2).

2.2. Đánh giá về điểm mạnh (S), điểm yếu (W)

Tương tự đánh giá về môi trường bên ngoài, ta sử dụng bảng đánh giá các yếu tố bên trong để định lượng các yếu tố bên trong để định lượng các nhân tố tác động

- Những điểm mạnh chủ yếu:

+ Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng KCN tương đối phát triển và có tính đồng bộ (S1)

+ Đầu tư hợp lý, quản lý chặt chẽ, giá thành đầu tư thấp (S2)

+ Có mối quan hệ tốt và được sự ủng hộ của các cấp chính quyền mạnh mẽ (S3) - Điểm yếu cụ thể:

+ Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế (W1)

+ Chính sách Marketing và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài còn yếu (W2) + Mối quan hệ với các quốc gia vẫn còn khá hạn chế (W3)

2.3. Phân tích kết hợp SWOT

Dựa vào kết quả phân tích đánh giá từng nhân tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức ở phần trên, ta sắp xếp chúng vào ma trận SWOT và phối hợp logíc từng cặp yếu tố để thành phương án chiến lược cụ thể.

Ta sử dụng các điểm mạnh để khai thác cơ hội đầu tư. Ở đây, là dựa vào vị trí địa lý thuận lợi, gần kề thành phố Hà Nội với cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối cơ bản. Kết hợp với các yếu tố về công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý, quản lý xây dựng chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh, khai thác tối đa nhu cầu đầu tư vào khu vực trọng điểm Bắc Bộ đang có xu hướng tăng (S1S2O3).

Vận dụng mối quan hệ tốt được sự ủng hộ của các cấp chính quyền để có thể hưởng được các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vượt trội, cũng như cho việc thực hiện chính sách này được thuận lợi hơn. Quan hệ tốt này không mang tính thị trường nhưng rõ ràng trong thực tế hiện nay điều này là rất cần thiết tạo ra một cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư một cách nhanh chóng thiết thực (S3O1).

Bảng 3.1: Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp

Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài

Cơ hội

1.Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh.

2.Nhu cầu đầu tư vào khu vực trọng điểm Bắc Bộ có xu hướng tăng. 3.Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và phối hợp hỗ trợ của cơ quan liên quan.

Đe dọa

1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.

2.Các tỉnh lân cận có tiềm lực mạnh tạo nên tính cạnh tranh gay gắt. 3.Môi trường pháp lý còn bất cập và thủ tục hành chính còn rườm rà. Điểm mạnh

1. Vị trí địa lý thuận lợi, CSHT KCN tương đối phát triển và có tính đồng bộ. 2. Đầu tư hợp lý, quản lý chặt chẽ, giá thành đầu tư thấp. 3. Có mối quan hệ tốt và được sự ủng hộ của các cấp chính quyền mạnh mẽ. Các cặp phối hợp SO Các cặp phối hợp ST Điểm yếu

1.Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Chính sách Marketing và hoạt động thu hút đầu tư còn yếu.

3.Mối quan hệ với các quốc gia còn khá hạn chế trong lĩnh vực đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)