Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường XK của Cty Cổ phần XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 57 - 60)

II. Tình hình về phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

Sự phát triển thị trường xuất khẩu của công ty VILEXIM chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, trong đó đáng quan tâm là ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, những biến động về tỷ giá hối đoái, sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về tiềm lực của công ty như nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất hay thương hiệu của công ty.

2.1. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.1.1. Nhân tố kinh tế

- Công ty chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 diễn ra trên phạm

vi toàn cầu nhất là ở các thị trường xuất khẩu chính của Công ty. Điều này đã khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm xuống nên giá trị xuất khẩu của công ty tăng chậm lại, chỉ tăng 2% so với 2007, nó ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty và khiến cho thị trường xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn.

- Tuy nhiên cũng do cuộc khủng hoảng lần này đã tạo cơ hội cho VILEXIM nhìn lại các vấn đề quản trị nội tại, xem xét lại mô hình kinh doanh, hiệu chỉnh chiến lược và tiến hành tái cấu trúc lại cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời có thể tiếp cận nguồn lực có trình độ quốc tế

2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

- Môi trường chính trị ổn định của Việt Nam trong những năm qua là một lợi thế tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của Công ty.

- Môi trường chính trị của các nước nhập khẩu lại là một khó khăn đối với công ty. Tình hình bất ổn về chính trị ở một vài thị trường xuất khẩu như Pakistan cũng ảnh hưởng đến chiến lược mở rộng thị trường theo chiều sâu của Công ty. Cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự bất ổn về chính trị khiến cho thị trường Mỹ và Châu Âu bị thu hẹp, giảm vể giá trị xuất khẩu.

2.1.3. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố ảnh hưởng không thể không kể đến. Tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Công ty tại các thị trường cũng như lợi nhuận của công ty. Có những trường hợp khi công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác, đến thời điểm thanh toán tiền hàng, tỷ giá hối đoái giảm

so với thời điểm ký kết hợp đồng khiến doanh thu của công ty thu được không đủ trả tiền nguồn hàng và công ty bị lỗ.

Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang muốn vay tiền đồng theo chương trình tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng tức là vay đồng Việt Nam với lãi suất đô la Mỹ. Lãi suất phổ biến của sản phẩm này là 5 – 6% tại các ngân hàng trong khi chính phủ hỗ trợ 4%, tức là lãi suất vay của doanh nghiệp chỉ còn 1 – 2%. Thế nhưng doanh nghiệp phải cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng với giá của ngày giải ngân.

Khi ngoại tệ về mà tỷ giá giảm mạnh tức đồng tiền trong nước giảm giá so với đồng tiền nước ngoài thì hàng hóa xuất khẩu sang nước khác tính theo giá của đồng tiền nước ngoài sẽ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu. Tuy nhiên các doanh nghiệp vay tiền đồng sẽ cho rằng mình bị thiệt vì không được hưởng chênh lệch tỷ giá. Điều này khiến doanh nghiệp hạn chế vay tiền và giảm lượng xuất khẩu sang nước khác.

2.1.4. Các chính sách thương mại

Về chính sách mậu dịch tự do, Việt Nam hiện là thành viên chính thức của WTO nên công ty được hưởng nhiều ưu đãi như có những mặt hàng chịu thuế suất bằng không hoặc mức thuế suất giảm, được bãi bỏ hạn mức xuất khẩu với những mặt hàng công ty có ưu thế. Đây là một thuận lợi đối với công ty. Tuy nhiên nó cũng gây nhiều sức ép cho công ty về hội nhập và cạnh tranh.

Về chính sách thuế thì hiện nay trừ thuế VAT ra còn tất cả các ưu đãi thuế khác đều dựa trên tiêu chuẩn định tính và không rõ ràng, điều này dẫn đến cơ chế thuế thương lượng, tức là công ty phải chịu một khoản thuế cao thấp phụ thuộc vào mối quan hệ với cơ quan thuế tạo ra đặc quyền cho cơ quan thuế có thể tùy ý quyết định mức thuế. Điều này đã gây bất lợi rất lớn cho công ty, tạo ra một môi trường bất trắc khiến công ty không thể dự trù được mức thuế. Hệ thống thuế quan của Việt Nam còn cao và không đồng bộ, các hạn chế định lượng công khai là trở ngại trong khuyến khích xuất khẩu.

2.2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp

2.2.1. Về tiềm lực tài chính

Tính đến 2009 thì số vốn của công ty đã lên tới xấp xỉ 40 tỷ VNĐ trong đó vốn lưu động chiếm trên 60%. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn

nhưng do đây là số vốn dành cho kinh doanh nên con số này còn khá nhỏ, nhiều khi sẽ không đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn cho những phương án kinh doanh lớn.

Tuy nhiên do VILEXIM đã hoạt động hơn 40 năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty có uy tín lớn trên thị trường. Nên khi có nhu cầu vay vốn và huy động vốn để thực hiện phương án kinh doanh công ty có thể huy động đáp ứng đủ nhu cầu vốn.

2.2.2. Về nhân sự và cơ sở vật chất

Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiêm, năng động sáng tạo, bộ máy quản lý giỏi, am hiểu pháp luật và chính sách kinh tế với 135 cán bộ công nhân viên trong đó có 86% có trình độ đại học và trên đại học.

Tuy nhiên số lượng lao động này là quá ít, gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho công ty thực hiện việc phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Trình độ ngoại ngữ của cán bô, nhân viên, đặc biệt là những người đảm nhận công việc giao dịch, ký kết hợp đồng với đối tác còn yếu.

Hệ thống cơ sở vật chất của công ty tương đối đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống máy tính và trang thiết bị phục vụ cho văn phòng hiện đại, hệ thống kho bãi lớn như với 2 kho hàng ở Cổ Loa và Pháp Vân có diện tích khoảng 2500m2, ngoài ra còn có các kho hàng khác ở Phú Thành, Vạn Lợi, Hoàng Quốc Việt, Minh Khai, Hải Phòng, Hồ Chí Minh…Ngoài ra công ty còn có thêm dây chuyền lắp ráp xe máy đạt tiêu chuẩn và 20 văn phòng cho thuê.

Tuy nhiên, có thể do một vài kho bãi được xây dựng từ lâu nên đã không đáp ứng được yêu cầu bảo quản sản phẩm trong thời gian chờ xuất hàng như hệ thống kho hàng ở Hoàng Quốc Việt và Minh Khai.

2.2.3. Yếu tố vô hình

Với hơn 40 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, VILEXIM đã luôn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ Công thương đề ra và tạo dựng hình ảnh một công ty mạnh, uy tín trong con mắt của khách hàng. Đây là tài sản vô hình không kém phần quan trọng so với các nguồn lực khác tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.

2.2.4. Sản phẩm và kênh phân phối

Hiện nay công ty đã xuất khẩu hơn 80 chủng loại sản phẩm với nhiều mẫu mã khác nhau trên 40 thị trường như nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng

tiêu dùng, máy móc thiết bị, phụ tùng, hàng may mặc và nhiều loại mặt hàng khác. Việc đa dạng hàng hóa như vậy đã giúp công ty giảm thiểu được nhiều rủi ro san sẻ rủi ro vào các mặt hàng khác nhau đồng thời còn giúp công ty thỏa mãn các nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng trên các thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, VILEXIM mới chỉ dừng được ở việc đa dạng hóa sản phẩm mà vẫn chưa tạo dựng được sự khác biệt về sản phẩm. Các sản phẩm của công ty không khác biệt là mấy so với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước do đó giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường XK của Cty Cổ phần XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w