0
Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HABUBANK (Trang 41 -43 )

1. 3 Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

1.3.4.1. Tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đem, do vậy mà sự thất bại đó thường có một vài dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu này để từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lý kịp thời (trong trường hợp đã cho vay). Các dấu hiệu này đôi khi không phải có thể nhận ra ngay trong một thời điểm mà phải sau một quá trình quan sát và nghiên cứu. Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng theo các nhóm sau:

Thứ nhất: Nợ quá hạn.

Có thể nói đây là một chỉ tiêu rộng rãi nhất để đánh giá kết quả quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Thương mại. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại càng lớn, việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng chứ tốt.

Thứ hai: tỷ lệ nợ quá hạn

Nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn thôi thì chưa đủ để đánh giá một cách đúng đắn việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài chỉ tiêu số tuyệt đối người ta còn sử dụng chỉ tiêu số tương đối là tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ hiện có của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng được xác định như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ = Nợ quá hạn trong kỳ *100% Tổng dư nợ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, phản ánh việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa tốt. Ngược lại, tỷ lệ này thấp phản ánh việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên tỷ lệ này thấp trong một số trường hợp không đồng nghĩa với việc ngân hàng không có rủi ro tín dụng, vì rủi ro có thể đang tiềm tang trong tổng dư nợ hiện tại của ngân hàng, không phải là những khoản vay chưa đến hạn thanh toán không có rủi ro. Vì thế ngoài hai chỉ tiêu định lượng cơ bản trên người ta còn sử dụng chỉ tiêu định tính sau:

Thứ ba: Các khoản tín dụng có vấn đề

Là những khoan vay chưa đến hạn, chưa được xem là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi sử dụng vốn vay ngân hàng phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu có khả năng không trả được nợ. Như vậy trong trường hợp này rủi ro tín dụng tiềm tang ở những khoản vay chưa đến thời gian đáo hạn.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HABUBANK (Trang 41 -43 )

×