0
Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Chính sách tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HABUBANK (Trang 28 -29 )

1.1.5.Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng tín dụng ngân hàng

1.1.8. Chính sách tín dụng ngân hàng

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn, là việc hình thành một “chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả”. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua kết cấu danh mục tín dụng của một ngân hàng, ta có thể biết được chính sách tài sản của ngân hàng này là như thế nào. Nếu một chính sách tín dụng không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải tăng cường quản lý bởi ban lãnh đạo ngân hàng.

Chính sách tín dụng mang lại nhiều hữu ích trong quá trình thực hiện cho vay. Trước hết, đối với cán bộ tín dụng, họ biết được cần phải làm các bước như thế nào khi tiến hành một khoản cho vay và biết được trách nhiệm của mình đến đâu, đối với ngân hàng thông qua chính sách tín dụng ngân hàng có thể đạt được một danh mục tín dụng đa mục đích, làm tăng khả năng sinh lời, kiểm soát được tiềm ẩn rủi ro và đáp ứng được các đòi hỏi từ các nhà quản lý.

Quản lý rủi ro tín dụng trong chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là một trong những phương thức để quản lý rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng triển khai hiện nay. Chính sách tín dụng giúp cho hoạt động phân tích tín dụng trong tầm kiểm soát. Vậy nội dung quản lý rủi ro tín dụng thể hiện trong chính sách tín dụng như sau:

1- Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các tiêu chí như các loại tín dụng, những kì hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng).

2- Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hội đồng tín dụng (quy định mức cho tối đa, các loại tín dụng được phép và chữ ký của người có trách nhiệm).

3- Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.

4- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng.

5- Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay, và những gì phải được lưu giữ tại ngân hàng (ví dụ như các báo cáo tài chính, hợp đồng bảo đảm tìn dụng…)

6- Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm kiểm tra và duy trì hồ sơ tín dụng.

7- Các chỉ dẫn nhận, đánh giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng.

8- Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi xuất tín dụng, mức phí, và các điều kiện hoàn trả nợ vay.

9- Quy định những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cả các loại tín dụng. 10- Quy định gới hạn tín dụng tối đa, quy định hạn mức tối đa, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng

tài sản tối đa.

11- Quy định lĩnh vực hoạt dộng chính của ngân hàng từ đó hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng vào lĩnh vực này.

12- Các phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và sử lí tín dụng có vấn đề.

Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng, nhà quản lí có thể bổ xung thêm những quy định cho phù hợp. Ví dụ, ngân hàng có quy định không cấp một số loại tín dụng nhất định, nhưng lại quy định ưu tiên đối với một số loại tín dụng khác…

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HABUBANK (Trang 28 -29 )

×