Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN (Trang 57 - 59)

2.2.1: Về hiệu quả sử dụng vốn.

- Phải có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, trong quá trình sử dụng phải luôn kiểm tra giám sát, có các biện pháp điều chỉnh vốn, phân bổ vốn hợp lý. Phải thường xuên đánh giá các kết quả sử dụng vốn. Trong từng thời kì, theo dõi diễn biến, các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn để có các phương án điều chỉnh, phân bổ vốn sao cho hợp lý nhằm tạo điều kiện cho đồng vốn sử dụng có hiệu quá nhất.

- Kế hoạch đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải. Tập trung bố trí vốn cho các công trình dự án trọng điểm,cần hoàn thành trong kì, các công trình bức thiết. Cần quan tâm bố trí vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển.Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tráng tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc cấp phát vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó nhưng lại thiếu vốn ở công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì nợ đọng vốn không thanh quyết toán được, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý không chặt chẽ. - Phải xây dựng 1 cơ cấu vốn hợp lý. Xác định các nội dung cần đầu tư, tầm quan trọng của các nội dung, từ đó phân chi các nội dung, xem xét nội dung nào cần tiến hành đầu tư trước, nội dung nào có thể đầu tư sau, tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh tình trạng rót vốn cho quá nhiều nội dung trong khi nguồn vốn bị hạn chế.

- Tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Viễn Thông trong việc xác định và xây dựng dự án.

Do nguồn vốn để đầu tư phát triển tại Viễn Thông rất hạn chế, chỉ có một nguồn nên cần có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, phân bổ vốn trong từng thời kì. Xây dựng một kế hoạch về nhu cầu vốn trong từng thời kì, các hạng mục cần đầu tư với số lượng vốn cần thiết, dự báo nhu cầu trong tương lai nhằm đầu tư đúng lĩnh vực tạo ra lợi nhuận lớn và hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, tránh sự lãng phí không cần thiết và hạn chế tối đa tình trạng thiếu vốn do đầu tư dàn trải và chậm tiến độ làm phát sinh chi phí về vốn đầu tư.

2.2.3: Về vấn đề quản lý vốn.

Cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đề cao phẩm chất của cán bộ quản lý, đảm bảo nghiệm thu đúng với thiết kế, khối lượng cũng như chất lượng công trình, qua đó nâng cao chất lượng thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của nhà nước về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản.

Đổi mới công tác quản lý đầu tư XDCB, kiên quyết điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với các dự án thực hiện giải ngân chậm; xem xét không giao chủ đầu tư, chuyển chủ đầu tư đối với một số đơn vị thiếu năng lực thực hiện, trách nhiệm không cao trong triển khai thực hiện dự án; yêu cầu kiểm điểm gắn với trách nhiệm cá nhân đối với các chủ đầu tư thực hiện dự án tiến độ chậm. Kiên quyết yêu cầu nhà thầu có văn bản cam kết, xây dựng tiến độ thi công cụ thể.

2.2.4: Về đầu tư – XDCB quản lý thi công các công trình.

+ Triển khai nhanh các thủ tục đầu tư ngay từ các tháng đầu năm 2010 để làm cơ sở cho bước thực hiện thi công. Phấn đấu đạt 90% khối lượng của toàn bộ các dự án trong năm kế hoạch.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm dịnh – trình duyệt các dự án không để xảy ra sai sót về nội dung, quy trình, quy định đầu tư – XDCB mà nhà nước đã ban hành.

+ Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như: Mạng băng rộng, ADSL, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị…; Đặc biệt là phát triển mạng FTTx nhằm phát triển mạnh các thuê bao băng rộng, chỉ đạo các đơn vị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm BTS nhất là các trạm thuộc kế hoạch năm 2009 chuyển tiếp và toàn bộ các trạm đã đăng ký xây dựng 2010.

+ Tập trung thực hiện trồng cột để tách đường cáp và dây thuê bao ra khỏi cột điện lực.

+ Xây dựng và công khai tiến độ đầu tư các dự án, đầu tư thiết bị ngay từ đầu năm để các đơn vị cơ sở chủ động trong việc phát triển mạng lưới, kinh doanh các dịch vụ.

+ Khảo sát tìm địa điểm lắp đặt các trạm BTS; đối với những điểm đã có BTS của các doanh nghiệp khác, khảo sát dựa vào vị trí BTS của các DN đang khai thác; đẩy nhanh tiến độ khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt phấn đấu đến hết năm 2010 tất các các xã đều có BTS

+ Xây dựng mới trụ sở, sửa chữa nhà làm việc của các Trung tâm viễn thông, Trung tâm Tin học, Trung tâm Dịch vụ khách hàng.

+ Cải tạo nhằm nâng cao mạng cáp trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng mạng cáp quang MAN- E.Đầu tư các tuyến quang tạo rinh và hoàn chỉnh các tuyến quang đã và đang triển khai theo dự án.

+ Tiếp nhận đầu tư bổ xung khoảng 30 điểm IP- DSLAM, đầu tư mạng cáp quang tới toàn bộ công sở khu vực thành phố, thị trấn làm cơ sở để triển hai mạng G- PON.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN (Trang 57 - 59)