Các kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua (200 6 2009)

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN (Trang 38 - 44)

• Cơ sở hạ tầng :

- Mạng lưới VT – CNTT được mở rộng cả về năng, quy mô, chất lượng và vùng phục vụ, hiện đại hóa về công nghệ và dịch vụ, đủ sức đáp ứng đáp mọi yêu cầu sử dụng của khác hàng.

STT Các hệ thống mạng Đã hoàn thành đầu tư xây dựng Đang hoàn thiện 1 Mạng băng rộng 3.368 lines IP-DSLAM 6.474 lines IP-DSLAM

2 Mạng chuyển mạch 123 trạm: + 1 Host. +19 trạm vệ tinh. + 34 trạm truy cập UDC. + 32 trạm truy cập V5.2. + 29 trạm MSAN. + 8 trạm TAM.

3 Mạng truyền dẫn 296 E1. 4 Mạng cáp quang + Tuyến đồng trục: 165 tuyến. + Tuyến BTS: 112 tuyến. + Tuyến Đảng – Chính quyền: 59 tuyến.

5 Mạng MAN - E 2 tuyến cáp quang: 66km. 6 Mạng thông tin di

động

+ Hòa mạng 96 trạm BTS. + Xây dựng thêm 57 trạm.

+ Đang hoàn thiện 3 trạm.

Bảng 8: Hệ thống các cơ sở hạ tầng đã hoàn thành quá trình đầu tư xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện.

- Mạng Băng rộng: đã lắp đặt được 3.368 lines IP-DSLAM, nâng tổng số lên 22.216 số lines; số lines đang lắp đặt 6.478, nâng tổng số lên 28.294 lines. Hòa mạng và chuyển lưu lượng IP DSLAM cho 01 BRAS mới sang VN2, nâng cấp toàn bộ hệ thống IP-DSLAM HUAWEI-5600.

- Mạng chuyển mạch gồm 123 trạm, trong đó có 01 Host, 19 trạm vệ tinh, 34 trạm thiết bị truy nhập UDC, 32 trạm thiết bị truy nhập V5.2; 29 trạm thiết bị MSAN; 8 trạm thiết bị TAM, tăng 29 trạm so với năm 2008 nâng tổng số dung lượng lên 121.185 lines.

- Mạng truyền dẫn: Tổng số kênh truyền dẫn nội tỉnh, liên tỉnh 1414/1588 E1 sử dụng lắp đặt tăng 296 E1 so với cùng kỳ năm 2008, hệ thống vòng Ring trên mạng được xây dựng khép kín đến 10 huyện thị, đảm bảo 100% liên lạc.

- Mạng cáp quang gồm tuyến đồng trục gồm 165 tuyến chiều dài 1500 km gồm cáp từ 04FO – 24FO cả chôn và treo; tuyến cáp cho mạng BTS gồm 112 tuyến dài 325,64 km cáp từ 04FO – 08FO toàn bộ treo; tuyến quang dùng cho Đảng – Chính quyền gồm 59 tuyến có chiều dài 16,77km cáp từ 04FO – 08FO chủ yếu là cáp chôn, tăng 186 tuyến chiều dài hơn 523 km so với năm 2008; mạng truyền dẫn đã tạo được 03 mạch vòng Ring vu hồi (năm 2008: không mạch vòng). Do vậy đã đảm bảo an toàn trên toàn mạng lưới.

- 80% xã đã có đường truyền băng rộng, hệ thống cáp quang, thiết bị phụ trợ, nhà trạm.

- Mạng MAN-E: Để đảm bảo việc kết nối mạch vòng cho thiết bị, xây dựng thêm 02 tuyến cáp quang, với chiều dài 66 km theo phương thức ngầm và treo; xây

dựng cấu trúc mạng cáp quang FTTx tại các trọng điểm của các cơ quan, ban ngành. Thiết bị mạng MAN-E sử dụng công nghệ IP với băng thông rộng, hội tụ các dịch vụ như: dịch vụ băng rộng xDSL, VoIP,IPTV… và đáp ứng nhu cầu sử dụng sử dụng mạng tốc độ cao lên đến hàng trăm Mbit/s cho các cơ quan, ban ngành.

- Mạng thông tin di động: Trong năm 2009 đã hòa mạng được 96 trạm BTS, nâng tổng số trạm lên 165 trạm tăng 123% so với năm 2008. Về cơ sở hạ tầng trạm BTS Tập đoàn giao năm 2009 đã hoàn thành 57/60 (đạt 95% kế hoạch năm). Hiện nay, tất cả các phường, thị trấn, và gần hết các xã trong toàn tỉnh đã được phủ sóng di động; 226/226 xã có máy điện thoại.

1. Thuê bao viễn thông thực tăng: Tổng số thuê bao viễn thông thực tăng là 39.9994 thuê bao đạt 125,6% kế hoạch và tăng 111,4% so với năm 2008.

ST

T Loại hình dịch vụ

Thuê bao tăng thêm 2009 Kế hoạch đề ra So với năm 2008 1 Cố định hữu tuyến 1278 35% - 71% 2 G-Phone 15.111 89% + 49% 3 Di động trả sau 16.956 411% + 1278% 4 Internet ADSL 6.556 73% + 57% 5 FTTH 93 - - 6 Tổng 39.9994 125,6% 111,4%

Bảng 9: Bảng lượng thuê bao tăng của các loại hình dịch vụ do đầu tư đem lại.

Trong đó:

- Cố định hữu tuyến: 1278 thuê bao đạt 35% kế hoạch và giảm 71% so với năm 2008.

- G-Phone: 15.111 thuê bao đạt 89% kế hoạch tăng 49% so với năm 2008.

- Di động trả sau: 16.956 thuê bao đạt 411% kế hoạch tăng 1278% so với năm 2008, gấp hai lần số thuê bao hiện có đến 1/1/2009.

- FTTH: được 93 thuê bao. Đây là dịch vụ mới đưa vào thử nghiệm nên chưa có kế hoạch và so sánh với các năm trước.

Biều đồ 5: Biểu đồ thể hiện phần trăm lượng thuê bao tăng thêm của từng loại hình dịch vụ do quá trình đầu tư đem lại.

2. Sản lượng một số dịch vụ chủ yếu:

STT Loại hình dịch vụ Thuê bao tăng thêm 2009 Kế hoạch đề ra So với năm 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Cố định hữu tuyến 1278 35% - 71% 2 G-Phone 15.111 89% + 49% 3 Di động trả sau 16.956 411% + 1278% 4 Internet ADSL 6.556 73% + 57% 5 FTTH 93 - - 6 Tổng 39.994 125,6% 111,4%

Bảng 10: Sản lượng của một số loại hình dịch vụ tăng thêm do quá trình đầu tư đem lại.

- Điện thoại cố định hữu tuyến nội hạt, nội tỉnh là 26.578.796 phút và giảm 20% so với năm 2008.

- Điện thoại cố định hữu tuyến liên tỉnh là 3.345.591 phút và giảm 70% so với năm 2008.

- Điện thoại cố định hữu tuyến gọi di động là 21.234.745 phút tăng 12% so với năm 2008 (do thị phần di động tăng lên).

- Điện thoại cố định hữu tuyến gọi quốc tế là 176.766 phút tăng 41% so với năm 2008.

- Điện thoại di động trong nước đạt 46.860.534 phút tăng 66% so với năm 2008.

- Điện thoại di động gọi quốc tế đạt 165.785 phút tăng 55% so với năm 2008.

Biều đồ 6: Biều đồ hình cột thể hiện mức tăng sản lượng của các loại hình dịch vụ do quá trình đâu tư mang lại

3. Năng suất lao động: Đạt 464 triệu đồng/ người / năm; So với năm 2008 đạt 146,9%.

4. Nộp ngân sách: Trong năm 2009 đơn vị đã nộp 3.456 triệu đồng tăng 95,56% so với năm 2008, so với kế hoạch phải nộp thực hiện đạt 100%.

Để đạt được những kết quả như trên, ngay từ đầu năm, Ban lãnh Đạo Viễn Thông Lạng Sơn đã xác định phải đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động là dịch vụ đưa lại doanh thu cao nhất trong 4 dịch vụ và thị trường cũng dễ xâm nhập, thị phần

dịch vụ đơn vị nắm giữ còn thấp và đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng tới đó là lực lượng CBCNV ngành giáo dục.

Năm 2009 đã tập trung xây dựng các gói cước dịch vụ di động trả sau, dịch vụ Internet ưu đãi cho đối tượng CBCNV các cơ quan, ban ngành đặc biệt là tập trung vào các CBCNV ngành giáo dục là ngành có số lượng CBCNV đông nhất trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ động trong việc chiếm lĩnh thị trường không còn thụ động, chạy theo các đối thủ về khuyến mại mà đã xây dựng các gói cước tạo nên sự khác biệt; Thực hiện phân công lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung, chỉ đạo ráo riết công tác bán hàng, phát triển thuê bao đến từng cơ quan, vào từng thôn bản để bán hàng, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các mỗi quan hệ của CBCNV để mở rộng kênh bán hàng. Trao đổi, thương thảo, đàm phán kí kết các thỏa thuận hợp tác kinh doanh với Sở giáo dục, Sở y tế… để có cơ sở tiếp cận với lực lượng CBCNV ngành giáo dục và y tế là các đối tượng khách hàng tiềm năng. Các khu thương mại, đô thị mới đơn vị đều đã thực hiện kí kết hợp tác đầu tư.

- Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tập đoàn BCVT, Công đoàn Bưu điện Việt Nam, lãnh đạo địa phương; Sự quan tâm, ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh.

- Nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây có xu hướng phát triển, một số khu công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại mới được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện. Do đó tăng nhu cầu, khả năng và điều kiện sử dụng các dịch vụ VT – CNTT của người dân tăng một cách rõ rệt.

- Mạng Viễn thông - CNTT nằm trong thế chủ lực, đã và đang tiếp tục được đầu tư ngày một hiện đại, đồng bộ và đa dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn Thông và công nghệ thông tin của người dân. Đảm bảo có chất lượng và uy tín tốt đối với khác hàng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đội ngũ lãnh đạo, CBCNV có quan hệ tốt với các Sở ban ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đó là nền móng vững chắc. là điều kiện để ổn định thị trường.

- Đội ngũ CBCNV với lực lượng đông đảo là nhưng người lao động trẻ, năng động, không ngịa khó khăn, ham học hỏi, tìm tòi nâng cao trình độ, nhận thức, tay nghề; có đạo đức và lòng yêu nghề tuyệt đối.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN (Trang 38 - 44)