Tạo lúa chuyển gien chứa Vắc-xin

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học - văc xin ăn được ppt (Trang 28 - 32)

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra một loại lúa chuyển gien chứa Vắc-xin ngừa bệnh sốt mùa hè - một bệnh dị ứng do phấn hoa hoặc bụi gây ra.

Các cuộc thử nghiệm trên chuột cho thấy loại Vắc-xin dưới dạng lúa ăn này đã ngăn được phản ứng miễn dịch gây dị ứng. Cụ thể là chuột được ăn lúa chuyển gien nói trên hắt hơi ít hơn khi tiếp xúc với phấn hoa, so với những con không được ăn lúa (nhóm đối chứng).

Họ đã tạo ra Vắc-xin bằng cách dùng những mẩu protein nhất định. Những mẩu này liên quan tới dị ứng và được tìm thấy trong phấn hoa của cây thông liễu Nhật Bản - nguyên nhân phổ biến gây sốt mùa hè tại nước này.

Bằng cách bổ sung vật liệu di truyền từ những protein nói trên vào bộ gien lúa, họ đã tạo ra được loại lúa chứa các protein phấn hoa. Sau đó, họ cho một nhóm chuột ăn lúa hàng ngày, trong khoảng vài tuần rồi cho chúng phơi nhiễm với phấn hoa của cây thông liễu. Kết quả là chúng tạo ra ít histamine hơn - hoá chất gây các triệu chứng sốt mùa hè - và hắt hơi ít hơn so với nhóm chuột đối chứng.

5.2. Định hướng nghiên cứu Vắc-xin ăn được và thành tựu ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được 9/10 Vắc-xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng và được UNICEF công nhận là quốc gia thứ hai thanh toán xong bệnh bại liệt. Nhưng ở nước ta, Vắc-xin ăn được vẫn là vấn đề khá mới mẻ và chưa có tài liệu nào đề cập sâu về loại Vắc-xin này. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học thực vật trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc nâng cao giá trị và phẩm chất cây bằng nhiều phương pháp khác nhau như chuyển gen Bt kháng sâu vào bông, gen kháng đạo ôn vào lúa.. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về nghiên cứu sản xuất kháng nguyên trong thực vật, nhất là cây ăn được.

Hiện nay, viện công nghệ sinh học đang chủ trì thực hiện đề tài trọng điểm của chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản với nội dung chuyển các gen gây bệnh của virus dại vào đối tương cây lạc. Viện Di Truyền Nông Nghiệp đã đề xuất và triển khai thực hiện đề tài sản xuất Vắc-xin ăn được có nguồn gốc thực vật ở Wolffia (bèo tấm) thông qua Agrobacterium. Nhiều nghiên cứu về đặc tính sinh học của Wolffia cho thấy đây là thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh theo kiểu nảy chồi, đặc biệt nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, là loại thức ăn rất tốt cho gia súc và có thể làm thức ăn tươi cho người ở một số nước trên thế giới. Wolffia mang đầy đủ đặc điểm cần thiết của hệ thống sản xuất protein hiệu quả cao và là đối tượng lí tưởng cho nghiên cứu Vắc-xin ăn được.

Tạo Vắc-xin viêm gan B "ăn được" từ trái cà chua Các nhà khoa học thuộc Phòng Công nghệ Gen - Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM hiện đang tiến hành nghiên cứu vắc-xin ngừa viêm gan B ăn được từ các bộ phận ăn tươi như quả, lá, thân, củ... Trong đó có cây cà chua.

Nước ta là vùng lưu hành cao của bệnh viêm gan do siêu vi B (HBV). Tỷ lệ người mang mầm bệnh vào khoảng

10 - 15% dân số (trên dưới 10 triệu người). Bệnh lây lan theo hướng đa dạng và phức tạp, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Cách tốt nhất là phòng ngừa và một trong các biện pháp phòng ngừa quan trọng là chủng ngừa.

Tại Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Một nhóm nghiên cứu của Phòng Công nghệ Gen, đang tiến hành nghiên cứu vắc- xin ngừa viêm gan B ăn được từ các bộ phận ăn tươi như quả, lá, thân, củ... Trong đó có trái cà chua. Hiện nay, trên thế giới cũng đã có nhiều công bố khoa học, dùng công nghệ chuyển gien đã mã hóa protein HBsAg vào nhân và lục lạp tế bào, vào một số cây trồng,...

Theo nhóm nghiên cứu, một thành phần quan trọng của HBV là protein HBsAg giúp cho HBV bám dính vào mảng tế bào và sau đó đi vào tế bào và huyết tương người bệnh. Huyết tương có chứa HBsAg là nguồn vật liệu quan trọng để sản xuất thuốc chủng ngừa có nguồn gốc huyết tương. Các nhà khoa học đã chiết tách phần protein tinh khiết đó và nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch ở cơ thể động vật bằng cách tiêm chích protein tinh khiết hoặc ăn trực tiếp sản phẩm cây chuyển gien.

Qua các kết quả trên, nhóm nghiên cứu của Phòng Công nghệ Gen - Viện Sinh học nhiệt đới nhận thấy, protein kháng nguyên HBsAg sử dụng qua đường tiêu hóa có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch tốt. Điều này mở ra một triển vọng nghiên cứu chuyển nạp gien này vào các cây trồng có bộ phận ăn tươi như quả, lá, thân, củ...

Với phương pháp chuyển gien bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, kết quả nghiên cứu của Viện Sinh học nhiệt đới đã nhận được một số loại cây trong đó có cây cà chua mang gien mã hoá kháng nguyên bề mặt vi-rút viêm gan B.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

- Vắc-xin là một công cụ đắc lực trong việc phòng chống các bệnh do vi sinh vật gây ra ở con người và vật nuôi, nhất là các loại virut hay vi khuẩn.

- Hiện nay con người đã tạo ra nhiều chủng loại vắc-xin phục vụ cho việc phòng ngừa bệnh tật ở người và động vật. Nhưng vẫn chưa đảm ứng được nhu cầu của xã hội và chưa thực sự hiệu quả trong việc phòng ngừa.

- Vắc-xin ăn được là loại vắc-xin được tạo ra từ các loài thực vật chuyển gen, nhờ vào công nghệ gen của công nghệ sinh học.

- Trên thế giới đã tạo ra được nhiều loại vắc-xin ăn được, và đã có hiệu quả rất lớn, nhất là đối với các nước nghèo và đang phát triển thì đây là một hướng đi mới đáp ứng được nhu cầu tạo miễn dịch phòng chống bệnh tật trên diện rộng.

- Ở Việt Nam, công nghệ sản xuất vắc-xin ăn được đã bắt đầu được để ý đến, và chúng ta đã có những thành công nhất định.

- Trong tương lai, thì loại vắc-xin này có thể đáp ứng được những nhu cầu của xã hội loài người về việc tạo miễn dịch, phòng chống các bệnh liên quan.

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học - văc xin ăn được ppt (Trang 28 - 32)