Mục tiêu và phương hướng nhằm đẩy mạnh XK hàng TCMN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Trang 53 - 56)

Trong những năm tới đây thì xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chủ yếu nhằm vào những mặt hàng sau:

- Nhóm sản phẩm gỗ:

Đồ gỗ mỹ nghệ, bao gồm tranh gỗ, tượng gỗ, đồ gỗ gia dụng, có chạm, khảm, vv....đây là nhóm hàng có khả năng xuất khẩu lớn. Tính chung trong quí I- 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 683,7 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007

Riêng với Haprosimex thi mục tiêu cho năm 2009 là kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,524 triệu USD,

- Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ.

Đây là mặt hàng cần được sự khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi mạnh mẽ của Nhà nước để biến triển vọng tốt đẹp của ngành nghề này thành hiện thực

trong những năm tới. Trong hai năm 2007- 2008 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt khoảng 200 triệu USD . Riêng Haprosimex có thể đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 9-11%/ năm trong thời kỳ 2009- 2010 với kim ngạch khoảng 3,478 - 4,069 triệu USD

- Nhóm hàng mây tre đan.

Theo như báo cáo của thương vụ Việt Nam, thì hiện nay Philippin xuất khẩu mặt hàng này khoảng 110- 125 triệu USD/ năm, Indônêsia xuất khẩu khoảng 50 triệu USD/năm, riêng Trung Quốc thì họ xuất khẩu nhóm hàng thảm len và các sản phẩm đan đạt kim ngạch khoảng 1 tỷ USD/ năm

Nếu như ta làm tốt công tác xúc tiến thương mại và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thì có thể đạt mục tiêu phấn đấu năm 2010 mức 200 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này.

- Nhóm hàng thảm các loại.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu mặt hàng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như làm tốt công tác xúc tiến thương mại và có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thì trong những năm tới có thể phát triển thêm một bước với mục tiêu xuất khẩu 60-80 triệu USD vào năm 2009.

- Nhóm hàng thêu.

Trong những năm gần đây, thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đạt khoảng 30 triệu USD. Tương tự như các mặt hàng khác, nếu như ta làm tốt công tác xúc tiến thương, mại tìm kiếm thị trường và khách hàng thì có thể đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này vào năm 2009 lên khoảng 60-80 triệu USD.

Mục tiêu, phương hướng là quan trọng nhưng yếu tố có tính chất quyết định đến thành công là chính sách, biện pháp và việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp chính sách đã được đề ra.

Theo như nghị quyết của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế và xác định nhiệm vụ, đó là_ "chủ động và khẩn trương chuyên dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, phát huy lợi thế của đất nước, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng , hạ giá thành sản phẩm, vv.. .nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH Đất nước"

Như vậy việc phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm tới là điều tất yếu. Nhà nước cần phải có các giải pháp hỗ trợ , khuyến khích ngành này phát triển, bởi vì khi tham gia hoạt đông thương mại quóc tế thì nước nào có lợi thế so sánh lớn hơn thì nước đó sẽ chiếm ưu thế lớn hơn, mà đối với nước ta thì lợi thế so sánh về hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn do có nguồn lao động và nguồn nguyên liệu rồi rào.

Việc xuất khẩu hàng TCMN hàng năm đã đem lại lượng ngoại tế khá lớn cho nền KTQD, nên hiện nay mặt hàng này đang được sự chú ý quan tâm và ưu đãi của nhà nước.

Nhằm góp phần thực hiện được các mục tiêu trong đường lối, chiến lược phát triển chung của nước ta thì đòi hỏi công ty phải tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

+ Phải thực hiện gắn sản xuất với xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ giữa công ty với các cơ sở sản xuất để đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu ổn định. Khi tham gia hoạt động kinh doanh mặt hàng nào thì cần phải nắm vững về các mặt hàng đó, phải chủ động quản lý về giá cả và chất lượng của sản phẩm.

+ Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, trên cơ sở tập trung vào một số mặt hàng chính như Đồ gỗ, gốm sứ, thêu, mây tre đan.

+ Hình thức xuất khẩu phải được đa dạng hoá, áp dụng linh hoạt các phương thức xuất khẩu trong kinh doanh

+ Cần tiếp tục củng cố các mối quan hệ với bạn hàng quen thuộc ở thị trường Tây và Bắc Âu, Châu Á- TBD, đồng thời mở rộng thâm nhập vào một số thị trường mới nổi, Trung Đông

+ Ngoài ra phải chú trọng đến việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Trang 53 - 56)